Ngày 16.10.2000, kỷ niệm 22 năm Ðức Hồng Y Karol Wojtyla người Ba lan, TGM giáo phận Cracovia, được bầu làm Giáo Hoàng. Ðây là Vị Giáo Hoàng tiên khởi thuộc dân tộc Slavô. Việc chọn Ðức Karol Wojtyla làm Giáo Hoàng sau 455 năm liên tiếp có các Giáo hoàng người Ý, là một ngạc nhiên rất lớn không những đối với Lịch sử Giáo hội, nhưng đối với cả thế giới nữa. Những lời chào chúc đầu tiên của Vị Giáo Hoàng mới từ trên bao lơn mặt tiền Ðền thờ Thánh Phêrô là những lời sau đây bằng tiếng Ý: "Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. Các Vị Hồng Y đáng kính đã chọn một người đến từ nơi xa, xét về phương diện địa dư, nhưng gần gũi trong Ðức tin. Chúng ta phải cùng nhau làm lại lịch sử". Phải chăng đó là lời tiên tri? Lịch sử đã thay đổi: Bức tường phân chia Châu Âu và thế giới, do ý thức hệ, do chiến tranh lạnh giữa hai khối Cộng sản và Tư bản, đã sụp đổ. Ðức Gioan Phaolô II vẫn luôn luôn chủ trương: Châu Âu phải thống nhất và phải được tái thiết, trên nền tảng các giá trị cao quí của nền Văn Hóa Kitô.
Ðức Gioan Phaolô II đã mừng ngày kỷ niệm 22 năm thi hành tác vụ Phêrô, hôm chúa nhật 22 tháng 10/2000, ngày Toàn Xá của Hoạt Ðộng Truyền Giáo. Nhưng trước đó, nhân dịp Ngày Toàn Xá các Gia Ðình, (tức trong hai ngày 14 và 15 tháng 10/2000), ÐHY Lopez Trujillo, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh phụ trách Gia đình, nhân danh các Gia dình và toàn Giáo hội, đã chúc mừng ÐTC "Ðược Trường Thọ" "Ad multos Annos", để hướng dẫn Giáo hội trong lúc bước vào Ngàn năm thứ ba của lịch sử.
Và hôm Chúa Nhật 22.10.2000, đúng ngày kỷ niệm ÐTC công khai thi hành Thừa tác Vụ Phêrô, cách đây 22 năm, cũng tại Quảng trường Thánh Phêrô, ÐHY Joseph Tomko, Tổng trưởng Bộ Rao Giảng Tin Mừng cho các dân tộc, nhân danh các phái đoàn đến từ các nơi trên khắp thế giới, tham dự Thánh Lễ Ngày Truyền giáo thế giới lần thứ 74, chúc mừng ÐTC và đồng thời nhắc lại chính lời ÐTC đã nói lên trong bài giảng đầu tiên của Triều Giáo Hoàng: "Anh chị em đừng sợ hãi. Anh chị em hãy mở rộng cửa đón nhận Chúa Kitô". ÐHY nhắc lại gương can đảm của ÐTC trong 22 năm qua trong thi hành Thừa tác vụ Chủ chăn toàn Giáo hội, cách riêng trong công việc rao giảng Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế duy nhất của nhân loại. Chỉ nơi Chúa mà thôi, nhân loại tìm được ơn cứu rỗi. (văn kiện Dominus Jesus công bố cách đây một tháng).
Với 22 năm kế vị Thánh Phêrô, Triều Giáo Hoàng của Ðức Gioan Phaolô II được xếp vào một trong bẩy triều Giáo Hoàng lâu dài hơn cả trong lịch sử Giáo hội.
Thánh Phêrô, Vị Giáo Hoàng Tiên khởi, đã quản trị Giáo hội sơ khai từ năm 33 đến năm 64 (hoặc năm 67), nghĩa là trong vòng 31 hay 34 năm. (Các sử gia không đồng ý về năm tử đạo của Thánh Tông Ðồ Phêrô: vị thì quả quyết vào năm 64; vị khác thì nói là vào năm 67.
Sau Thánh Phêrô, ba vị Giáo Hoàng của thế kỷ 18 và 19 quản trị Giáo hội lâu hơn cả: đó là Ðức Pio IX, vị Giáo Hoàng của Công đồng chung Vaticanô thứ nhất, từ 21.6.1846 đến 7.2.1878: ngài đã cai trị trong vòng 32 năm; rồi Ðức Leo XIII, Vị Giáo Hoàng của Thông điệp "Tân Sự" (Rerum novarum), văn kiện đầu tiên về vấn đề xã hội, về giới thợ thuyền. Rồi đến Ðức Pio VI, vào thời Cách mạng Pháp, từ 22.2.1775 đến 29.8.1799, tức trong vòng 24 năm; tiếp theo là Ðức Pio VII (vị Giáo Hoàng đã bị tướng Napoléon đày sang Pháp, từ 21.3.1800 đến 20.8.1823: tức 23 năm.
Xét về các hoạt
động, thì Triều Giáo Hoàng
của Ðức Gioan Phaolô II chiếm
giải vô địch. Trong 22 năm:
+ Về việc Phong Chân
Phước và Hiển Thánh, Ðức
Gioan Phaolô II chiếm giải vô địch
tuyệt đối. Trong 22 năm ngài đã
tôn phong lên bậc Chân phước
994 vị Ðầy tớ Chúa, trong số
này có 756 vị Tử đạo và
238 vị Hiển Tu.
+ Trong 41 lễ nghi, Ðức
Gioan Phaolô II đã tôn phong lên bậc
Hiển Thánh (kể cả 120 Vị Tử
đạo Trung quốc vừa được
tôn phong hôm 01.10.2000) 447 Vị Chân phước
(401 vị Tử đạo và 46 vị
Hiển Tu).
+ Cũng trong 22 năm của
Triều Giáo Hoàng, Ðức Karol
Wojtyla đã thay đổi hẳn bộ mặt
của Giáo hội, bằng tiếp tục
việc quốc tế hóa Viện Hồng
Y và Giáo Triều Roma. Ngài đã
bổ nhiệm 157 vị Hồng Y trong bẩy Công
Nghị Hồng Y. Viện Hồng Y hiện nay còn
lại 142 vị, trong số này có 118 vị
do ÐTC bổ nhiệm. Nhưng số Hồng
Y dưới 80 tuổi, nghĩa là những
vị được vào Mật viện
bầu Giáo Hoàng, chỉ còn 90 vị,
thay vì 120 vị. Như vậy, trong Hội nghị
Hồng Y tới đây, ÐTC có
thể sẽ bổ nhiệm khoảng 30 vị
Hồng Y mới dưới 80 tuổi.
Ngoài ra, ÐTC vẫn nhìn về tương lai, về những tháng cuối cùng của Năm Thánh 2000: Ngày Toàn xá của giới thể thao Chúa nhật 29/10/2000 - Ngày Toàn xá của các Dân biểu quốc hội và các người làm chính trị - Ngày Toàn xá của Binh sĩ - Ngày Toàn xá của Giới Nông thôn - Ngày Toàn xá của Giới điện ảnh v.v.. và sau cùng Ngày bế mạc Năm Thánh 2000 được ấn dịnh vào Lễ Hiển Linh, 6 tháng Giêng năm 2001.
Năm 2001, ÐTC sẽ triệu tập THÐGM thế giới (đáng lẽ được triệu tập trong Năm Thánh, nhưng rồi được rời lại năm sau) - Hiện có tin đồn: có thể có Công Nghị Hồng Y để bổ nhiệm các Hồng Y mới - và công bố một Thông Ðiệp mới nữa.
Về các chuyến viếng
thăm đã được ấn định
trong năm 2001: Arménie (bị đình lại
trong năm vừa qua, vì Ðức
Giáo chủ Catholicos qua đời). Tháng
11/2000, vị Giáo chủ mới Karekin đệ
nhất sẽ viếng thăm Vatican, để
tham dự lễ nghi đại kết và
trong dịp này nhắc lại lời mời
Ðức Gioan Phaolô II viếng thăm
- Cộng hòa Ả rập Syrie (cách riêng
thành phố Damas, nơi Chúa hiện ra và
chọn Thánh Phaolô), nếu tình hình
chính trị cho phép - rồi Châu Ðại
dương, để công bố Văn Kiện
Hậu-THÐGM: "Ecclesia in Oceania". Chuyến viếng
thăm Bắc Hàn cũng được
nói đến, nhưng chưa được
xác nhận. Dĩ nhiên, cần thời
giờ chuẩn bị chu đáo, để
chuyến viếng thăm mang lại những
thành quả tốt đẹp. Việc Bắc
Hàn gia tăng những tiếp xúc
với thế giới bên ngoài
và xúc tiến việc thống nhất
đất nước và hòa giải
dân tộc là những dấu hiệu
hứa hẹn lạc quan.