Chúa Giêsu và Phêrô
SIMON PETER

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines


X.
Người Tông Ðồ không nên
xét đoán theo những
tiêu chuẩn nhân loại

Phêrô đã được Chúa chọn làm Ðá Tảng và được Chúa trao cho quyền trên Giáo Hội. Nhưng rồi, không lâu sau đó, Phêrô Ðá Tảng nâng đỡ Giáo Hội, lại trở thành "đá cản đường", vì Phêrô đã không hiểu, hay đúng hơn, lúc đó chưa đủ sức hiểu mầu nhiệm Thập Giá mà Chúa Giêsu phải đi qua, để thực hiện Thánh Ý của Thiên Chúa Cha, Ðấng sai ngài vào trần gian. Ơn cứu rỗi con người tùy thuộc vào quyền năng Thiên Chúa, nhưng quyền năng đó lại được thể hiện trên thập giá, qua cái chết oan ức sĩ nhục. Phêrô đã phản ứng theo tâm tình tự nhiên của một người đồ đệ yêu mến đề cao Thầy mình; Ông đã xét đoán sự việc theo những tiêu chuẩn tự nhiên phàm trần, theo tâm thức trần tục. Tác giả phúc âm theo Thánh Mathêu, nơi chương 16, từ câu 21 đến 23, đã ghi lại sự vấp phạm của Phêrô như sau:

Quyền năng thần thiêng không đi đôi với vinh quang trần gian. Các môn đệ đã theo Chúa một thời gian, đã chính mắt nhìn thấy những dấu lạ Chúa thực hiện để chứng tỏ quyền năng thần thiêng của Ngài là Con Thiên Chúa. Và gần nhất, các tông đồ đã nghe Chúa nói về công việc ngài sắp thực hiện là xây Giáo Hội Ngài trên Ðá Tảng Phêrô, vững chắc muôn đời đến độ "cửa Hỏa Ngục, tức quyền lực sự dữ không thể làm gì được". Với tâm tình của một con người phàm trần, các tông đồ nói chung, và Phêrô nói riêng, có thể bị cám dỗ có tâm thức "ỉ lại và tìm vinh quang trần gian", không chấp nhận điều mà Chúa Giêsu mạc khải cho các ngài tiếp liền đó, là mầu nhiệm Thập Giá, là cái chết của Chúa tại Giêrusalem. Chúng ta nhìn thấy và có thể thông cảm cho thái độ của Phêrô lúc đó, là "đưa Chúa riêng ra và trách Chúa, vừa nói lên nguyện vọng là đừng xảy ra điều tệ hại như vậy cho Chúa. Nguyên văn tiếng Hy Lạp của cách nói "kéo Chúa riêng ra", còn có thể chuyện dịch là "đưa Chúa riêng ra để an ủi Nguời". Có thể Phêrô còn nghĩ trong đầu óc mình là Chúa Giêsu đang gặp lúc xuống tinh thần, vì những chống đối của những vị lãnh đạo dân Israel. Lời trách của Phêrô có thể được hiểu như là một lời an ủi Chúa: Phêrô muốn trấn an Chúa là sẽ không xảy ra như Chúa vừa nói. Ðó là Phêrô hiểu và hành động theo tâm tình bình thường của một người đầy ngưỡng mộ và yêu mến Thầy mình. Hành động như vậy, Phêrô đã trở thành đá cản đường, đá vấp phạm cho Chúa Giêsu, muốn như là "cám dỗ Chúa" đừng thi hành trọn vẹn Thánh Ý Thiên Chúa Cha. Phêrô đã hành động như vậy vì yêu mến Thầy mình; nhưng đây là tình yêu mù quáng, chưa được Thánh Thần Chúa tinh luyện. Trong cuộc đời của Phêrô, còn một dịp khác nữa, để Phêrô hành động như vậy, nghĩa là hành động vì tình yêu tự nhiên. Ðó là khi Chúa loan báo là đến lúc khó khăn các môn đệ sẽ bỏ trốn, sẽ bị vấp phạm, khi Chúa bước vào cuộc Thương Khó. Lúc đó, Phêrô đã tự phụ tuyên bố như sau: Dù mọi người bỏ Thầy, nhưng con thì nhất định sống chết với Thầy. Phêrô không lường sức mình, vì chỉ sau đó không lâu, Phêrô đã chối Chúa đến ba lần. "Tư tưởng của con không phải là tư tưởng của Thiên Chúa". Mọi người đồ đệ cần để cho ơn sủng Chúa thanh luyện, để suy nghĩ và hành động theo những tiêu chuẩn của Thiên Chúa.


Back to Radio Veritas Asia Home Page