ÐẠO là
ÐƯỜNG. Ði không đúng
đường là lạc lối. Ðúng
đường nhưng không đi, sẽ
chẳng bao giờ tới. Muốn tới
nhưng không biết đường đi,
cũng vẫn là lạc lõng.
Ðường chỉ để dẫn
tới nơi cư trú. Nếu lấy
đường làm nơi cư trú
thì chẳng bao giờ tới nơi
cư trú của mình. Như thế, có
lối mà vẫn lạc.
Nói đến đường là
nói đến đi. Cuộc đi càng
dài càng đong đầy cam go. Ðường
lên càng cao càng đòi nhiều
phấn đấu, càng cần lắm can
đảm. Có nhiều thứ đường
đi, có lắm thứ đích tới.
Nhưng đường về Thượng
Trí, nơi có mây trời cứu
rỗi. Ðích tới đỉnh cao,
nơi có gió nắng cứu chuộc,
là đường đi, đích
tới đẹp nhất.
Ðẹp nhất, nhưng... cũng bão
bùng nhất!
ÐƯỜNG
VỀ THƯỠNG TRÍ chỉ là tưởng
tượng.
Nhưng làm sao tưởng tượng
nếu không có chủ thể tưởng
tượng?
Làm sao sáng tạo nếu không có
chất liệu sáng tạo.
Như vậy, có thể nói biên giới
giữa tưởng tượng và
cuộc sống
thực cũng là một biên giới
mù mờ?
Người tưởng tưởng
và chất liệu tưởng tượng
không thể đến từ tưởng
tượng.
Như vậy, phải chăng trong tưởng
tượng cũng có sự thật?
Gọi là truyện ngắn vì viết bằng
giấy mực ngắn.
ÐƯỜNG VỀ THƯỠNG TRÍ là về bằng cả cuộc đời. Vì thế, bước chân đi trong truyện chỉ ngắn trong chữ nghĩa mà thôi, chứ sẽ dài bằng hơi thở của một cõi làm người.
(1) Cành Hồng
Trên Ðồi Tuyết
Truyện nói về cành hồng
trên đồi tuyết lạnh. Có loại
hồng nào, mà lại nở được
trong một chiều đông buốt giá
mù sương? Tác giả bảo rằng
có!
(2) Cây Hoa
Lan
Linh mục đứng nhìn gốc
lan bị bẻ gẫy, tâm hồn bùi
ngùi. Có tiếng người đàn
bà ghen tức, nguyền rủa thầm
cha phó trẻ: "Trồng gốc lan để
mà nhớ nó à!" - Cây hoa
lan, người con gái tên Lan, kẻ
trồng gốc lan, kẻ bẻ gẫy gốc
lan, ai là nhân vật chính trong truyện?
(3) Ðường
Lên Núi Cao
Một truyện ngắn có hai lối
kết mà lối nào cũng ray rứt,
cam go. Có kẻ cho rằng lối kết thứ
nhất quá thương đau, nên chọn
lối kết thứ hai có thật là
ý muốn của người viết
truyện?
(4) Giọt Lệ
Một nhân vật gian ác như thế
mà cũng khóc được sao?
Nhưng dường như câu truyện không
có kết? Người ta vẫn đang
lùng bắt hắn. Có cần viết
rõ cho người đọc thấy một
kết thúc nhẹ nhàng, để nước
mắt thôi là nước mắt?
(5) Người
Khách Và Con Tàu
Cái giằng co sợ hãi nhất
là không biết khi nào con tàu tới
đưa tôi vĩnh biệt cuộc đời.
Chẳng ai có kinh nghiệm về sự
chết. Khi họ có kinh nghiệm thì cũng
là lúc họ lìa đời. Phải
chăng vì thế mà sự chết
là một ám ảnh?
(6) Ðêm
Satan, Ðêm Ðức Tin
Trong đêm chiến trận kinh hoàng
này, linh mục và Satan, ai thắng ai? Chắc
có người nghĩ thế nào
mà linh mục chẳng thắng. Nếu vậy,
thì tác giả còn đặt câu
hỏi làm gì! Theo lối kết thì
đọc xong mà truyện vẫn chưa xong.
(7) Nụ Hôn
Trong Ðêm Không Ngờ
Trong đời có nhiều bất
ngờ. Cả nụ hôn nữa sao?
Ai hôn ai mà bất ngờ?
(8) Ngục Tối
Ngục tối mà tác giả nói
đến ở đây không nhìn
được bằng mắt. Nếu vậy,
có nên sửa lại đầu đề
câu truyện cho người đọc dễ
nhận ra ý?
(9) Lời
Cản Ngăn Trên Lối Về
Liệu người thiếu nữ
trong truyện có gặp được tình
yêu? Ai cản ngăn người thiếu
nữ? Tại sao không là cản ngăn
trên lối đi mà lại lối về?
Tác giả bảo rằng trong tình yêu
bao giờ cũng có sáng kiến.
Nhưng trong truyện thì dường như
có sáng kiến mà chưa chắc
tình yêu đã gặp nhau. Nếu vậy,
hay là người thiếu nữ chưa
thật sự yêu?
(10) Tiếng
Gọi
Nhân vật nữ trong truyện có
là tiếng gọi linh mục đi theo tình
yêu? Tác giả chỉ vỏn vẹn đặt
tên cho truyện là Tiếng Gọi. Vì
thế, không biết người đọc
có cùng đồng ý đó
là tiếng ai gọi ai.
Tuyển Tập Truyện Ngắn "ÐƯỜNG VỀ THƯỠNG TRÍ" của tác giả Nguyễn Tầm Thường.
Có bán tại các nhà sách, giá bán: USD $15.00
Ðịa chỉ liên lạc
mua sách:
Mr & Mrs Nguyễn Văn Nhuệ
22277 Modina
Laguna Hills, CA 92653
Tel: (714) 830-0208
(*) Ðón xem tập truyện ngắn sắp xuất bản: Truyện cổ tích chưa được kể
(C) Copyright 1997. Tác giả giữ bản quyền.