Bài nói chuyện
của Tiến Sĩ Georgio Filibeck
viên chức của Hội Ðồng Tòa Thánh
về Công Lý và Hòa Bình
về đề tài của sứ điệp Hoà Bình năm 1999

Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Bài nói chuyện của Tiến Sĩ Georgio Filibeck, viên chức của Hội Ðồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình , về đề tài của sứ điệp Hoà Bình năm 1999.

Vatican - 31.12.98 - Thứ Sáu, mùng 1 tháng Giêng 1999, ngày Ðầu Năm Dương Lịch 1999, lúc 10 giờ, trong Ðền Thờ Thánh Phêrô, với sự hiện của Ngoại Giao Ðoàn cạnh Tòa Thánh, ÐTC sẽ chủ sự Thánh Lễ kính Mẹ Thiên Chúa và cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Cùng đồng tế với ÐTC , có Ðức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh và Ðức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Chủ Tịch Hội Ðồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình.

Ngày 15.12.98 vừa qua, Sứ Ðiệp về ngày thế giới cầu nguyện cho Hòa Bình năm 1999 đã được phổ biến và trình bày trong một cuộc họp báo. Ðề tài của sứ điệp năm nay là: "Bí quyết của Hòa Bình đích thực là tôn trọng các quyền con người." Sau đây là bài nói chuyện của Tiến sĩ Georgio Filibeck, viên chức của Hội Ðồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình, trên đài Phát Thanh Vatican về đề tài của sứ điệp.

"Trong năm cuối cùng của Ngàn Năm thứ hai, đề tài đã được ÐTC lựa chọn cho Ngày thế giới cầu nguyện cho Hòa Bình , một lần nữa liên hệ đến các quyền con người. Cách đây 30 năm, Ðức Phaolô VI đã nhắc lại rằng: "Các quyền con người là "con đường tiến đến hòa bình" (01.01.1969). Trong thời kỳ đó các quyền con người chưa trở nên như những đoạn quan trọng, trên trường quốc tế cũng như trong đời sống chính trị, xã hội trên cấp bậc quốc gia. Giáo huấn của các Vị Giáo Hoàng cảm thấy một cách sáng suốt sự quan trọng của các quyền con người đối với hòa bình và, từø đó, các khía cạnh khác nhau của đề tài hòa bình hầu như luôn luôn được nhắc lại trong các sứ điệp, được soạn ra cho ngày thế giới cầu nguyện cho hòa bình".

Tiến sĩ Filibeck nói tiếp: "Ðức Gioan Phaolô II đã viết trong Thông Ðiệp thứ nhất của ngài "Redemptor Hominis" (Ðấng Cứu Chuộc con người) như sau: "Nói đúng ra, hòa bình được thu lại trong việc tôn trọng các quyền bất khả xâm phạm của con người" (số 17). Lúc này đây ngài muốn nhấn mạnh đến mối liên quan đó: tính cách không thể phân chia của mối liên quan này cắm rễ sâu vào phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi một con người, trong một thế giới, trong đó người ta nói nhiều về các quyền con người, nhưng lại không bảo đảm việc thi hành các quyền đó". Viên chức của Hội Ðồng Công Lý và Hòa Bình giải thích thêm: "Các quyền con người, sau 50 năm Bản Tuyên ngôn chung về nhân quyền, không được coi là một ảo tưởng đối với nhiều người, không được dùng như vũ khí đe dọa trong các cuộc tranh chấp; không tiêu biểu một tôn giáo mới đối với những người mồ côi các ý thức hệ; các quyền này nói đúng ra là một phản chiếu của chân lý về con người và các quyền con nguời chỉ thực sự được tôn trọng nếu con người biết công nhận chân lý này và như vậy để xây dựng hòa bình trên nền tảng vững chắc".

Nếu chúng ta nhìn vào các sứ điệp liên tiếp từ năm 1968 cho tới nay về Ngày thế giới cầu nguyện cho Hòa Bình, chúng ta thấy trong đó một kho tàng quí giá, một thủ bản thực sự chứa đựng những yếu tố của một khoa sư phạm đích thực về Hòa Bình.

Tiến sĩ Filibeck nói thêm: "Thực rạ, các đề tài đề cập đến những khía cạnh khác nhau, bằng việc nhấn mạnh đến những nguyên tắc nền tảng, bằng việc cá biệt hóa một số người nhận sứ điệp có khả năng góp công riêng vào việc xây dựng hòa bình, bằng việc đề nghị một phương pháp để hướng đến việc dấn thân, bằng việc chỉ vẽ những vấn đề mấu chốt quan trọng hơn. Ngày thế giới cầu nguyện cho hòa bình, nay đã được 31 tuổi, được xác nhận như một sáng kiến có tính cách chủ yếu mục vụ, với một đặc tính Kitô, được mở cửa cho việc cộng tác của tất cả mọi nguời thiện chí. Cơ hội đặc biệt để linh hoạt phục vụ do Giáo Hội thi hành trong lãnh vực xã hội, một lãnh vực, theo những lời của Sứ Ðiệp Ngày thế giới Hòa Bình năm 1999, chiếm một chiều kích riêng trong viễn tượng Toàn Xá: Ðây là bổn phận của chúng ta với dấn thân mới về bênh vực các người nghèo khổ và các người bị loại ngoài lề xã hội và đây là bổn phận chúng ta công nhận cách cụ thể các quyền của những ai không có quyền nữa. Chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng bênh vực họ, bằng việc sống đầy đủ sứ mệnh mà Chúa Kitô đã phú thác cho các môn đệ của Người. Và đây là tinh thần của Ðại Toàn Xá nay đã gần kề".

Ðể kềt thúc bài nói chuyện, Tiến Sĩ Filibeck nhắc lại lời ÐTC Gioan Phaolô II về việc bênh vực các quyền con người: "Chúng ta phải thắng sự sợ hãi về tương lai. Nhưng chúng ta sẽ không thể thắng hết được, nếu không cùng nhau hoạt động. Và, trong khi làm công việc này, chúng ta sẽ có thể hiểu được rằng: những nước mắt của thế kỷ này đã chuẩn bị một đất tốt cho một Mùa Xuân mới của nhân loại" (Diễn văn tại LHQ, 5.10.1995).


Back to Radio Veritas Asia Home Page