ÐTC tiếp Hội Ðồng của Liên Hiệp Quốc Hội tham dự khóa họp tại Roma về nạn đói trên thế giới.
Vatican - 30.11.98 - Sáng thứ Hai 30.11.98, ÐTC tiếp Hội Ðồng của Liên Hiệp Quốc Hội, hiện đang nhóm họp tại Roma, do Cơ quan FAO và Quốc Hội Ý tổ chức, sau hai năm Hội Nghị thượng đỉnh quốc tế về thực phẩm. Trong diễn văn đọc cho các vị khách, ÐTC nhắc lại rằng một sự nhận thức tương xứng của nền kinh tế thế giới, phải nhằm đáp ứng , trong mọi trường hợp và không loại trừ ai, (đáp ứng) quyền có thực phẩm cho mọi dân cư trên trái đất này. ÐTC nhắc lại rằng: Sau hai năm Hội Nghị thượng đỉnh về Thực Phẩm, thì giờ đây 300 đại biểu thuộc 72 quốc gia, đã trở lại Roma để thảo luận về "ba đề tài cụ thể nền tảng".
Trước hết làm thế nào đi đến những mức ổn định về thực phẩm, để có thể đáp lại những đòi hỏi mỗi ngày mỗi gia tăng - làm thế nào để có thể hướng việc sản xuất , việc phân phát , việc thương mại quốc tế , việc sưu tầm khoa học, những cuộc đầu tư, tiến tới mục tiêu. Rồi làm thế nào bảo tồn được những tài sản thiên nhiên và cổ võõ việc phát triển đều hòa tư sản của con người, phát triển kỹ thuật và tài chánh. Và sau cùng những hoạt động nào của quốc hội là cần thiết để đem lại giải pháp cho các vấn đề khẩn cấp của nạn đói ,và để đối phó với những lý do sâu xa của cảnh nghèo khổ. Ðây là một chương trình thực tế , nhưng cũng là chương trình đầy tham vọng và quảng đại, bởi vì đòi khả năng đáp lại của con người cho biết bao vấn đề. ÐTC giải thích thêm rằng: Một tình liên đới quốc tế phải làm cách nào để tất cả các quyết định quốc gia và quốc tế có thể quan tâm đến những lợi ích của mỗi quốc gia cũng như ø của những nhu cầu các nước ngoài , bằng việc tránh tạo nên những trở ngại cho việc phát triển của người khác và bằng việc luôn đem đến một sự đóng góp cho việc phát triển thế giới, nhất là cho việc phát triển của các quốc gia chậm tiến hơn". ÐTC nhấn mạnh rằng: làm sao lại không nhắc đến trong bối cảnh này vấn đề các món nợ ngoại quốc của các Quốc Gia nghèo nàn hơn? Rồi ÐTC dâng lời cầu xin Thiên Chúa hướng dẫn các người làm chính trị của các quốc gia giầu thịnh hơn, để các vị tìm ra cách làm nhẹ bớt hay tốt hơn hủy bỏ hoàn toàn số nợ lớn lao , luôn luôn đè nặng trên các quốc gia nghèo nàn tại nhiều miền trên thế giới. ÐTC ca ngợi sáng kiến của Hội Nghị này như là một "dấu hiệu đáng mừng của hy vọng" để tôn trọng Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và để thực hiện Chương Trình hoạt động của Hội Nghị thượng đỉnh Roma, cách đây hai năm, bởi vì ai cũng thấy rõ ràng rằng: những lời tuyên bố chính trị quốc tế, cũng như tất cả các dụng cụ luật pháp của nhiều quốc gia , không đem đến công hiệu nào , nếu không được ủng hộ bằng một luật pháp quốc gia hữu hiệu và bằng một ý chí chính trị quyết tâm thực hành những tuyên bố và những quyết định đã được mọi người công nhận và ký kết.