ÐTC viếng thăm
Ðại Học Truyền Giáo
trên đồi Gianicolo

Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

ÐTC viếng thăm Ðại Học Truyền Giáo trên đồi Gianicolo.

Vatican - 11.11.98 - Chiều thứ Tư 11.11.98, ÐTC đến viếng thăm Ðại Học Truyền Giáo trên Ðồi Gianicolo, nhân dịp Khánh Thành Phòng Hội lớn của Ðại Học được sửa lại. Trong dịp này, Ðức Hồng Y Joseph Tomko, Tổng Trưởng Bộ Phúc Aâm Hóa các dân tộc, Chưởng Ấn của Ðại Học, và Ðức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Ðức Tin, trình bày về Thông Ðiệp "Fides et Ratio", (mối liên quan giữa Ðức Tin và Lý Trí ) của ÐTC, được công bố cách đây một tháng.

Ðại học Truyền Giáo do Ðức Urbano VIII (1623-1644 ) thiết lập năm 1627 và được Ðức Gioan XXIII (1958-1963) cất nhắc lên bậc Ðại Học Giáo Hoàng năm 1962. Ðại Học hiện có 1,300 sinh viên thuộc 100 quốc gia và 135 giáo sư thuộc các quốc tịch khác nhau. Tính cách đặc thù của Ðại Học này là tính cách Truyền Giáo, chuyên việc huấn luyện về Triết, Thần Học, Giáo Luật, Khoa Truyền Giáo và Thánh Kinh... cho các nhân sự truyền giáo, nghĩa là các sinh viên đến từ các xứ truyền giáo và các sinh viên sẽ đi truyền giáo.

Thông điệp Fides et Ratio của ÐTC, nhằm đến việc trao đổi giữa Triết Học và Thần Học, mỗi ngày mỗi được các học giả lưu ý cách riêng, giữa những lạc hướng của con người thời nay. Mới đây có 50 giáo sư Triết của các Ðại Học Nhà Nước và Ðại Học Công Giáo Roma, trong một sứ điệp gửi đến ÐTC, đã bày tỏ lòng biết ơn về Văn Kiện quan trọng này.

Sau đây là ý kiến của Nữ Giáo Sư Paola Sindoni Ricci, giáo sư Triết của Ðại Học Nhà Nước ở thành Phố Messina (cực nam nước Ý) phát biểu trên Ðài Phát Thanh Vatican hôm 11.11.98 như sau:

"Ðiều đáng lưu ý hơn cả và tôi nghĩ rằng gợi ý hơn cả, lúc Thông Ðiệp này được công bố, trước hết, dĩ nhiên với tư cách là tín hữu, tôi đã có thể nói về Thông Ðiệp này với các bạn đồng nghiệp của tôi, không phải là tín hữu như tôi: các bạn đồng nghiệp của tôi không những đã mua văn kiện này, mà còn đọc với nhiều chú ý".

Nữ giáo sư nêu lên ba yếu tố đã gây sự chú ý cách riêng. Trong một nền văn hóa không còn tin vào lý trí nữa, không đặt ra những dấu hỏi nền tảng nhất của cuộc đời: Tôi là ai? Tôi đi về đâu? Ðời sống, lịch sử có ý nghĩa gì?Trong một nền văn hóa không chấp nhận từng ngàn chân lý và không chấp nhận một chân lý tuyệt đối nào nữa, Thông Ðiệp của ÐTC trả lại phẩm giá cho con người. Nữ Giáo Sư nói: "Và Thông Ðiệp này, tôi nghĩ rằng đây là một biên giới hoàn toàn mới mẻ được Ðức Gioan Phaolô II mở ra; vì thế, có lẽ không cần nghĩ - như Giáo Sư Noberto Bobbio nói - (không cần nghĩ) rằng tương lai ở trong việc đối thoại giữa người tin và người không tin; nhưng tương lai - và cả hiện tại nữa - ở giữa những người suy tư và những người không suy tư. Giờ đây, Fides et Ratio chính là lời mời gọi suy tư: suy tư với chính đầu óc của mình, suy tư với trí thông minh của mình, lời mời gọi nhẫn nại sưu tầm, bởi vì không thể tìm thấy ngay những lời đáp cho các câu hỏi trên đây: Tôi là ai? Tôi đi về đâu sau khi chết? Ðời sống của tôi ở trần gian này có nghĩa gì?".


Back to Radio Veritas Asia Home Page