Vài nhận định về 20 năm Giáo Hoàng
của Ðức Gioan Phaolô II

Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Vài nhận định về 20 năm Giáo Hoàng của Ðức Gioan Phaolô II.

Ngày 22.10.1978, cách đây 20 năm Ðức Gioan Phaolô II cử hành thánh lễ khai mạc Thừa Tác Vụ Chủ Chăn toàn thể Giáo Hội Công Giáo.

Xin Anh chị em đừng sợ. Anh chị em hãy mở cửa ra, hãy mở toang các cửûa ra đón nhận Chúa Chúa Kitô! Ðó là Lời kêu gọi của 20 năm qua, và cũng là lời của ngày hôm nay: ngày 22.10.98 Ðây là sứ điệp nền tảng của Ðức Gioan Phaolô II, sứ điệp này vang lên trong 20 năm qua trên khắp thế giới, với sức mạnh hy vọng của Phúc Âm.

Chỉ còn ba chặng đường quan trọng. ÐTC chưa thể đích thân đem sứ điệp này đến Nga, Trung Quốc và Thánh Ðịa. Thánh Ðịa là nơi ÐTC hy vọng có thể cử hành Năm 2000 theo bước chân Chúa Giêsu Kitô. Ðầu năm nay, (1998) ÐTC đã có thể viếng thăm Cuba, một trong các chặng khó khăn. Ký giả Luigi Accattoli, phóng viên của Nhật Báo "TIN CHIỀU" (Corriere della sera) (Milano) chuyên viên về các vấn đề Vatican và là người tháp tùng theo ÐTC trong các chuyến viếng thăm quốc tế, đã tuyên bố hôm thứ Năm 22.10.98 trên Ðài Phát Thanh Vatican như sau: "Các cơ quan mật vụ Tây Phương coi việc ÐTC viếng thăm CUBA là một gương mù, vì biến cố nầy dường như nói lên rằng: "Ðức Giáo Hoàng ủng hộ ông Fidel Castro, chủ tịch một quốc gia Cộng Sản". Họ không chấp nhận khía cạnh này; họ tin chắc chắn Fidel Castro là một sự thất bại. Hành động viếng thăm CUBA của ÐTC phá đi lập trường của cac cơ quan mật vụ Tây Phương. Nhưng Ðức Gioan Phaolô II không phá hủy, mà xây dựng: ngài muốn gặp cái trực giác về công bình nơi chế độ cộng sản và ngài biết đánh giá trực giác đó; Ðàng khác, ÐTC đã tuyên bố công khai là ngài sợ cái tự phát của bạo động, của thống trị , có mặt cả trong chế độ tư bản mới".

Ðức Gioan Phaolô II là Vị Giáo Hoàng đầu tiên hiện diện trong một cuộc gặp gỡ vĩ đại với người Hồi Giáo tại Casablanca, bên Maroc, năm 1985. Ngài còn gọi họ là "những anh chị em trong Tổ Phụ Abraham". Ngài là Vị Giáo Hoàng đầu tiên bước vào trong một nguyện đường Do Thái, tháng 4 năm 1986. Ngài gọi các người Do Thái là "những anh chị cả". Vị Giáo Trưởng Do Thái ở Roma, giáo sư Elio Toaf đã nhận định như sau: "Tôi gọi hành động của Ðức Giáo Hoàng là một hành động đầy can đảm. Việc ngài đến nguyện đường Do Thái ở Roma là một hành động cách mạng, bởi vì ngài đi ngược lại 2,000 năm lịch sử và những mối quan hệ giữa Do Thái Giáo và Kitô Giáo. Và tôi phải thành thực nói rằng: cái yếu tố xẩy đến nơi mọi người là sự xúc động lớn lao. Một sự xúc động được lan tràn nơi người dân tụ họp đông đảo khác thường trong nguyện đường và sự xúc động này biểu lộ hùng hồn bằng mộât tràng pháo tay thật đài và nồng nhiệt cho tới lúc ngài bước lên "Arca Santa" Cung Thánh của Nguyện Ðường Do Thái. Ngài ôm hôn tôi. Cử chỉ của ngài thật là một biến cố lịch sử vĩ đại, mở đường cho một giai đoạn mới trong mối quan hệ, không những giữa Do Thái Giáo và Kitô Giáo, mà giữa cả Vatican và Quốc Gia Do Thái nữa".

Cũng năm 1986, tháng 10, tại Assisi, do lời mời của Ðức Gioan Phaolô II, các tôn giáo lớn thế giới tụ họp nhau tại Thành Phố của Thánh Phanxico, để cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình thế giới, mỗi tôn giáo theo lễ nghi riêng của mình. Vị Ðại Diện Phậït Giáo Nhật Bản, người đã tham dự biến cố, cho biết cảm tưởng như sau: "Tôi còn nhớ rõ như sự việc vừa xảy ra ngày hôm qua vậy: Ðó là lần thứ nhất tôi gặp Ðức Gioan Phaolô II tại Assisi. Lời ngài gây xúc động nhiều nơi tâm hồn tôi. Ngài nói: "Chúng ta không thể cầu nguyện cùng một Thiên Chúa như nhau, nhưng chúng ta có một tâm hồn như nhau, tâm hồn khát khao hòa bình; chúng ta có thể cầu nguyện tại một nơi với nhau". Ðại Diện Phật Giáo Nhật nói tiếp: "Từ đó, tinh thần Assisi này đã được tiếp tục sống tại nước Nhật chúng tôi. Hằng năm trên Núi Thánh của Phật Giáo, núi Ieri, đại diện các tôn giáo họp nhau để cầu nguyện cho hòa bình".

Ngoài các hoạt động trên đây, Ðức Gioan Phaolô II hoạt động cách riêng cho sự hiệp nhất các Giáo Hội Kitô. Ngài mời gọi tìm ra những hình thức của sự hiệp thông mới để tiến đến Năm 2000, nếu không hiệp nhất với nhau được hoàn toàn, ít ra đừng chia rẽ thêm nữa. Nhà thần học Chính Thống Olivier Clément, người đã được ÐTC mời soạn bài suy ngắm Ðàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1997 vừa qua, cho biết như sau: "Tôi có một cảm giác khác thường về sức mạnh của Ðức Gioan Phaolô II. Trước hết sức mạnh về sự sống của ngài, ngay từ đầu Triều Giáo Hoàng và rồi sau cả vụ mưu sát, sức mạnh thiêng liêng và tôi tin rằng cho dù có những dè đặt có thể có về khía cạnh này, khía cạnh khác, Ðức Gioan Phaolô II là người đã cứu vãn chính các nền tảng đức tin Kitô của Giáo Hội Công Giáo. Tôi phải nói thành thực: Ngài có một sức mạnh rất lớn lao".

Ðược hướng dẫn rất nhiều bởi Ðức Maria, Ðức Gioan Phaolô II thấy rõ thiên tài của người phụ nữ, với sự nhậy cảm khác thường của họ, có khả năng cứu vãn nhân loại. Ngài là Vị Giáo Hoàng đầu tiên đã công bố một Văn Kiện riêng về Phụ Nữ: "Mulieris dignitatem: Phẩm giá người phụ nữ". Ngài cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên viết một bức thư chính thức cho các trẻ em, xin các em cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Ngài ưa thích nói với giới trẻ. Ngài yêu thương họ và tin tưởng vào họ. Ngài thường nói: "Các con là tương lai của Giáo Hội, của Quốc Gia, của Thế Giới". Tại Manila, tháng Giêng năm 1995, gần 5 triệu người, đa số là giới trẻ đã đón tiếp và hoan hô ngài. Ðây là một cuộc sặp gỡ vĩ đại nhất, tính cho tới nay, của Ngày thế giới Thanh Niên, do ngài thành lập sau Năm Thánh ngoại lệ 1983-1984, mừng kỷ niệm 1950 năm Ơn Cứu Chuộc. "Ngài là một Vị Giáo Hoàng đã biết làm nhiều sự cho chúng tôi - một thanh niên tuyên bố trong dịp kỷ niệm 20 năm Triều Giáo Hoàng - nhưng tôi nghĩ là không những cho giới trẻ chúng tôi mà còn cho cả thế giới Công Giáo nữa. Ngài đã biết đem đến một thúc đẩy mới, một nghị lực mới, đối với tôi, đây là ý nghĩa lớn lao và cao cả".

Ðức Gioan Phaolô II còn là vị Giáo Hoàng của việc sụp đổ của các bức tường ngăn cách giữa Ðông và Tây. Ngài muốn Bắc-Nam lại gần nhau. Về nhân quyền, ngài yêu cầu cho mọi người tự do, công bình, hòa bình. Ngài khuyên tôn trọng sự sống, ngài chủ trương loại bỏ án tử hình. Ðối với các người nghèo khổ hơn, ngài kêu gọi tha hẳn các món nợ ngoại quốc và chấm dứt các cuộc cấm vận, gây nên cảnh nghèo đói cho các dân tộc. Ngài yêu cầu nhà cầm quyền hợp thức hóa các người di cư lén lút. Ðể bước vào Năm 2000 cần phải biết tha thứ và biết xin tha thứ. Ngài đã để lại kinh nghiệm và gương sáng cho chúng ta sau vụ mưu sát 13.5.1981. Ngay trong bệnh viện, ngài đã tuyên bố tha thứ cho Ali Agca, "người anh em" đã cầm súng bắn ngài. Sau đó ngài đã tới nhà giam để viếng thăm anh. Ngài nói: "Tôi cầu nguyện cho người anh em đã bắn vào tôi. Tôi thành thực tha thứ". Ðó là vài nét về 20 năm Giáo Hoàng của Ðức Gioan Phaolô II.


Back to Radio Veritas Asia Home Page