Việc đối thoại với thế giới
trong 20 năm Triều Giáo Hoàng
của Ðức Gioan Phaolô II

Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Việc đối thoại với thế giới trong 20 năm Triều Giáo Hoàng của Ðức Gioan Phaolô II.

Vatican - 12.10.98 - Ngày 16.10.1978 cách đây 20 năm, Ðức Hồng Y Karol Wojtyla, một người con của Ðất Ba Lan, được chọn làm Giáo Hoàng. Ngài nhận tên hiệu là "Gioan Phaolô II", để kính nhớ vị Tiền Nhiệm của ngài: Ðức Gioan Phaolô đệ nhất. Ðức Gioan Phaolô II đối thoại với thế giới ngay trong ngày Lễ Khởi Sự Thừa Tác Vụ của Vị Chủ Chăn toàn thể Giáo Hội, bằng việc mời gọi các dân tộc trên trái đất này:

"Anh chị em hãy mở cửa, hãy mở toang các cửa ra cho Chúa Kitô. Anh chị em đừng sợ!".

Trong 20 năm của Triều Giáo Hoàng, việc đối thoại của Ðức Gioan Phaolô II với thế giới vẫn tiếp tục liên lỉ và tăng cường. Trong Thông điệp "Giáo Hội của Người" (Ecclesiam suam) thông điệp chỉ đạo cho Triều Giáo Hoàng của Ðức Phaolô VI, được công bố ngày 6.08.1964, Ðức Phaolô VI đã viết về việc đối thoại trong Giáo Hội. Vàø sau đó, Ðức Gioan Phaolô II tiếp tục con đường đối thoại này với thế giới nhân danh Chúa Kitô để đem Tin Mừng cứu rỗi đến cho mọi người. Ðối thoại qua các Diễn Văn, các Thông Ðiệp, các Tông Thư và rất nhiều cuộc gặp gỡ và các buổi tiếp kiến trong các chuyến viếng thăm mục vụ trên thế giới. Ðối thoại với các vị lãnh đạo quốc gia, từ Ông Gorbaciov đến ông Fidel Castro; đối thoại với các Vị Hồng Y, Giám Mục tham dự các Khóa Họp khoáng đại của Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới; đối thoại với Dân Chúa, cách riêng trong các buổi tiếp kiến chung ngày thứ Tư hằng tuần; đối thoại của Ðức Ái và Chân Lý, nhất là đối thoại với các nền văn hóa, qua diễn văn đầu tiên tại Trụ Sở Unesco ở Paris ngày 2.06.1980.

Ðức Hồng Y Paul Poupard, chủ tịch Hội Ðồng Tòa Thánh phụ trách văn hóa, đã phát biểu trên Ðài Phát Thanh Vatican ngày 12.10.98 vừa qua, nhân dịp mừng kỷ niệm 20 năm Triều Giáo Hoàng của ÐTC vào ngày 16/10/98, như sau:

"Lúc đó tôi là Viện Trưởng của Ðại Học Công Giáo ở Paris, tôi nhớ lại sự sửng sốt về việc khám phá ra con người này: một con người nói với tư cách là một nhà trí thức lỗi lạc, đồng thời là Vị Chủ Chăn tối cao của Giáo Hội. Ngài nói cả về kinh nghiệm của nền văn hóa quốc gia của ngài: nền văn hóa này đã giúp cho quốc gia Ba Lan sống còn, khi không còn là một quốc gia độc lập nữa, như khi bị chế độ cộng sản vô thần Liên Xô xâm chiếm. Một người bạn ngồi bên cạnh tôi (thi sĩ Pierre Emmanuel, nay đã qua đời rồi) trong buổi diễn thuyết, đã nói với tôi về Ðức Gioan Phaolô II như sau: "Ðây là một con người mạnh mẽ, con người tuyệt vời". Biết bao cuộc đối thoại khác nữa qua các cuộc gặp gỡ với giới Ðại Học, Khoa Học, Văn Hóa. Chỉ cần nhớ lại một số Ðại Học sau đây: Cracovia, Kinshasa, Bologna, Coimbra, Salamanca, Madrid, Milano, Firenze, Paris, Rio de Janeiro, Koeln, Genève, Manila... Ðối thoại cả tại Roma với các vị Giải Thưởng Nobel, với Hàn Lâm Tòa Thánh về Khoa Học và với Hội Ðồng Tòa Thánh phụ trách Văn Hóa: Hội Ðồng do chính ngài lập ra với mục đích đối thoại với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.Cuộc đối thoại của ÐTC là một cuộc đối thoại dấn thân và không sợ việc kiểm điểm lương tâm, khi phải công nhận và nói lên chân lý, như trường hợp Galileo Galilei. Vụ này, chính ÐTC đã muốn trao trách nhiệâm cho tôi nghiên cứu lại, để loại bỏ mọi hồ nghi trong lãnh vực đối thoại của Giáo Hội với thế giới Khoa học".

Ðức Hồng Y Poupard kết thúc: "Hơn nữa việc đối thoại của ÐTC là việc đối thoại của trí tuệ, của tâm hồn. Thực vậïy, trong 20 năm đối thoại với tất cả các nền văn hóa thế giới, nghĩa là với mọi người: nhân danh Chúa Kitô, với việc đối thoại văn hóa, ngài nhắc lại cho họ sự cao cả của con cái Chúa, bằng việc phú thác tất cả cho Ðức Maria, Mẹ Ðấng cứu thế (Redemptoris Mater).


Back to Radio Veritas Asia Home Page