ÐTC tiếp
Tân Ðại Sứ Cộng Hòa Slovak
trình thư ủy nhiệm

Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

ÐTC tiếp Tân Ðại Sứ Cộng Hòa Slovak trình thư ủy nhiệm.

Vatican - 09.10.98 - Sáng thứ Sáu 9/10/98, ÐTC đã tiếp Giáo Sư Marian Servatka, Tân Ðại Sứ Cộng Hòa Slovak, trình thư ủy nhiệm. Tân Ðại Sứ năm nay 47 tuổi, có gia đình và hai người con, đậu tiến sĩ Triết Học tại Ðại Học Bratislava, thủ đô của Cộng Hòa Slovak, và đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong và ngoài nước. Trước khi được bổ nhiệm làm Ðại Sứ cạnh Tòa Thánh, Tiến Sĩ Marian Servatkha là Ðại Diện Ngoại Giao Slovak tại Cộng Hòa Ba Lan từ năm 1994.Trong diễn văn đáp từ Tân Ðại Sứ, ÐTC cầu chúc, với việc thay đổi chính phủ sau cuộc bầu cử vừa qua, Cộng Hòa Slovak có thể tiếp tục con đường đã khởi sự: là tiến đến dân chủ, tự do và tiến bôï xã hội. Sau đó, ÐTC gợi lại những tâm tình của ngài về hai chuyến viếng thăm tại Cộng Hòa Slovak: chuyến viếng thăm thứ nhất vào năm 1990, lúc Slovak chưa trở thành một quốc gia độc lập; chuyến viếng thăm thứ hai năm 1995, sau khi Slovak trở thành một quốc gia hoàn toàn chủ quyền. ÐTC còn nhắc lại thời gian quá khứ xưa kia, nhiều vị Tiền Nhiệm của ngài, từ Ðức Adriano đệ II (867-872) cho đến Ðức Phaolô VI (1963-1978), đã có những quyết định mang ý nghĩa cao cả đối với dân tộc Slovak. Chẳng hạn như Ðức Phaolô VI là nguời đã đã thấy trước Giáo Tỉnh Slovak là một đơn vị tự trị.

Từ hơn một ngàn năm nay, giữa Giáo Hội và Dân Tộc Slovak vẫn có một mối liên kết chặt chẽ, một truyền thống về thiêng liêng và về văn hóa: dân tộc Slovak vẫn trung thành với truyền thống này cho tới ngày nay. Trong nhiều cách biểu lộ lòng trung thành này, ÐTC nhắc đến sự hiện diện càng ngày càng được củng cố thêm của người Công Giáo trong các tổ chức giáo dục và trong hoạt động chính trị và xã hội, nhằm bênh vực gia đình. Trong phần cuối diễn văn, ÐTC mời gọi chuẩn bị đón nhận Ðại Toàn Xá vào năm 2000: đây là thì giờ kiểm điểm xem "nền văn hóa sự sống, hòa giải và tình liên đới có được cổ võ hay không. Lời kêu gọi này của ÐTC dĩ nhiên tương phản với những khuynh hướng khác: như chủ nghĩa cá nhân, tiêu thụ, hưởng lạc thú, nhân danh những lý tưởng giả dối về tự do... và là những chủ nghĩa thường đưa đến những hậu quả tiêu cực đè nặng trên vai các người hèn yếu hơn.


Back to Radio Veritas Asia Home Page