ÐTC kêu gọi các tín hữu dấn thân thực thi công bằng xã hội và sống tình liên đới.
Kinh Truyền Tin Trưa Chúa Nhật 27 tháng 9/1998, tại Castel Gandolfo.
Nhân dịp ngày Chúa Nhật 27/09/1998, trùng với ngày lễ kính thánh Vinh Sơn đệ Phaolô, trong lịch phụng vụ của Giáo Hội, nên ÐTC nhắc nhở về bổn phận của người Kitô phải dấn thân phục vụ cho công bằng xã hội, xây dựng một nền văn hóa và chính trị của tình liên đới. Người Kitô không thể nào sống lảnh đạm trước cảnh cách biệt quá lớn giữa một số ít người giàu có sống trong dư thừa và đa số dân chúng trong cảnh túng thiếu mọi sự. Dấn thân cho công bằng xã hội và thực thi tình liên đới, là một yếu tố cần thiết để chuẩn bị cũng như để cử hành Năm Thánh 2000. ÐTC đã nói như sau:
Anh chị em rất thân mến,
1. Chúa Nhật 27 tháng 9, trùng với
ngày lễ kính nhớ Thánh Vinh
Sơn đệ Phaolô, bổn mạng của
tất cả Những Hiệp Hội Hoạt
Ðộng Từ Thiện. Khi nghĩ đến
thánh nhân, một con người cao cả
làm chứng cho tình yêu Thiên
Chúa và anh chị em, nhất là những
kẻ bé nhỏ nhất và bị bỏ
rơi, chúng ta không thể nào không
chú ý đến một trong những
thách thức to lớn đang đánh
động lương tâm chúng ta; đó
là sự cách biệt không thể
chấp nhận được nữa giữa
một bên là một phần nhân loại
vui hưởng tất cả những tiện
nghi của cuộc sống sung túc kinh tế
và của tiến bộ khoa học, và
bên kia là đám đông dân
chúng đang sống trong những điều
kiện hết súc túng thiếu. Trong bức
tông thư Ngàn Năm Thứ ba, tôi
đã mong muốn sao cho "việc dấn
thân phục vụ công bằng và hòa
bình" trở thành "khía cạnh
thiết yếu của công cuộc chuẩn
bị cũng như cử hành Năm
Thánh" (số 51). Trong viễn tượng
của Năm Thánh đã gần bên,
chúng ta cần phải tự hỏi mình
như sau: chúng ta đang dấn thân cho
công bằng và hòa bình đến
mức độ nào rồi?
Dụ ngôn phúc âm về nguời giàu có và anh Lazarô nghèo cùng, như được nhắc lại cho chúng ta trong bài phúc âm của Chúa Nhật 27/09/98, (dụ ngôn đó) thôi thúc chúng ta suy nghĩ về vấn đề nầy. Dụ ngôn nói lên rõ ràng rằng, trong sự cách biệt hiển nhiên giữa những người giàu vô tâm và những người nghèo túng cần tất cả mọi sự, Thiên Chúa đứng về phía những người nghèo cùng nầy. Chúng ta không được phép có thái độ đành chịu vậy trước cảnh tượng nghịch luân lý của một thế giới trong đó còn có người chết đói, không nhà cửa, thiếu thốn việc học hành ở mức tối thiểu, không được chăm sóc khi lâm bệnh, và không có việc làm. Và danh sách liệt kê những cảnh nghèo củ và mới còn có thể kéo dài đến vô cùng.
2. Thật là khẩn thiết phải cổ võ cho một nền văn hóa và một nền chính trị của tình liên đới, bắt đầu từ chính cỏi nội tâm mỗi người, trong khả năng để cho mình bị chất vấn bởi kẻ sống trong cảnh nghèo cùng. Chắc rằng, trước tính cách phức tạp của những vấn đề, sự dấn thân của cá nhân mà thôi, thì không đủ. Ðối với vài vấn đề, chẳng hạn như vấn đề nợ nước ngoài của những quốc gia nghèo, thì cần phải có một trả lời chung từ phía cộng đồng các Quốc Gia.
Tuy nhiên, chỉ khi nào nền văn hóa của tình liên đới được lớn lên trong nội tâm con người và trong các gia đình, thì nguời ta mới có thể hữu hiệu giải quyết những thách thức to lớn của sự nghèo cùng và của sự bất công xã hội. Như tôi đã khuyến khích trong Tông Thư Dies Domini, Ngày của Chúa, Ngày Chúa Nhật phải là ngày đặc biệt của tình bác ái, ngõ hầu chúng ta có thể sống trọn vẹn cho đến cùng ngày Chúa Nhật như là Ngày của Chúa.
3. Nguyện xin Ðức Nữ Ðồng Trinh rất thánh giúp chúng ta tất cả được lớn lên trong tình huynh đệ. Mẹ Maria được khẩn cầu trong Kinh Cầu như là Ðấng an ủi những kẻ âu lo; xin Mẹ hãy xử dụng đôi tay và con tim chúng ta để mang đến cho những ai đang sống trong cảnh túng thiếu niềm an ủi và sự chăm sóc của người mẹ hiền.
Sau những lời trên, ÐTC đọc kinh truyền tin và ban phép lành cho tất cả.