Kinh Truyền Tin Trưa Chúa Nhật 9/08/98.
Trước khi đọc kinh truyền tin Trưa Chúa Nhật mùng 9/8, với các tín hữu tại Nhà Nghỉ Mát Castelgandolfo, ÐTC nói vài lời huấn đức về việc tham dự Thánh Lễ Ngày Chúa Nhật, như đã được nhắc đến trong tông huấn Dies Domini, Ngày của Chúa, do chính ÐTC công bố hôm 7/07/98 vừa qua. ÐTC đã nói như sau:
Anh chị em rất thân mến,
1. Trong bức Tông Thư mới
đây, Dies Domini, Ngày Của Chúa, bàn
về việc thánh hóa ngày Chúa
Nhật, tôi đã viết rằng Cộng
Ðoàn cử hành Thánh Thể
kết thành trung tâm của Ngày của
Chúa. Ðể sống trọn vẹn ngày
Chúa Nhật, thì bổn phận đầu
tiên là bổn phận tham dự Thánh
Lễ. Ðây là một điều
buộc nặng, như sách Giáo Lý Chung
của Giáo Hội Công Giáo nhắc
đến nơi số 2181; nhưng còn hơn
thế nữa, việc tham dự thánh
lễ còn là một đòi hỏi
sâu xa, mà một tâm hồn Kitô
không thể nào không cảm thấy.
Trong mọi cử hành Thánh Thể, được lặp lại Hy tế đã được hoàn tất một cách vĩnh viễn, một lần thay cho tất cả mọi lần khác, trên đồi Golgotha; và giáo hội, vừa kết hiệp hy tế của chính mình vối hy tế của Chúa, vừa tuyên xưng cái chết của Chúa và công bố việc Chúa sống lại, cho đến khi ngài lại đến. Nếu điều nầy đúng cho thánh lễ được cử hành trong mọi ngày, thì cần phải nhấn mạnh điều nầy cho Ngày Chúa Nhật, xét vì ngày Chùa Nhật được liên kết một cách đặc biệt với việc ghi nhớ cuộc phục sinh của Chúa Kitô.
2. Ngày Chúa Nhật là ngày trong đó toàn thể cộng đoàn được triệu tập; vì thế, ngày Chúa Nhật còn được gọi là "Ngày của Giáo Hội" (dies Ecclesiae). Trong ngày nầy cộng đoàn Kitô lắng nghe Lời Chúa, được công bố thật nhiều và một cách long trọng. Và như thế, trong phần thứ nhất (phần phụng vụ Lời Chúa) của Thánh Lễ, được thực hiện một cuộc đối thoại đích thực và riêng biệt của Chúa với Dân Người. Trong việc tham dự vào bàn tiệc duy nhất, người ta đào sâu sự hiệp thông giữa tất cả những ai được Thánh Thần của Chúa Kitô quy tụ lại. Như thế, việc cử hành thánh lễ vào ngày Chúa Nhật là như một nơi ưu tiên trong đó Giáo Hội được thể hiện như là bí tích của sự hiệp nhất, dấu chỉ và phương thế của sự kết hiệp thân tình với Chúa và trong sự hiệp nhất với toàn thể nhân loại (LG, só 1).
Ðiều khẩn thiết là những đồ đệ của Chúa cần làm chứng cho sự hiệp nhất huynh đệ, trong một thế giới thường bị phân rẽ, bị ghi dấu bởi những lò lửa chia rẽ, bạo lực và chiến tranh.
3. Nguyện xin Mẹ Maria rất thánh, Ðấng đã hiện diện với các tông đồ để cùng cầu nguyện trong ngày lễ Hiện Xuống, (xin Mẹ) cầu cùng Chúa ban cho những cộng đoàn cử hành Thánh Thể, được ơn làm chứng một cách hiệu nghiệm cho sự hiện diện của Chúa Giêsu phục sinh và của Thánh Thần Chúa. Nguyện xin Mẹ làm luôn khẩn cầu cùng Chúa cho các tín hữu được sống hiệp nhất "một lòng một trí" (x. 4,32), luôn sẵn sàng đáp lại bất cứ ai chất vấn về lý do của niềm hy vọng trong họ" (x. 1 Pet 3,15).
Sau những lời trên, ÐTC đọc kinh ruyền tin và ban phép lành. Sau đó, ÐTC nhắc đến những cảnh xung đột bạo lực đang xảy ra tại nhiều nơi ở Phi Châu, Á Châu, và cả Aâu Châu nữa. ÐTC nói như sau:
Giây phút thư thả nghĩ ngơi của tháng tám nầy không nên làm cho chúng ta quên đi số phận của nhiều dân tộc đang phải chịu những thử thách nặng nề và nhìn thấy hiện tại và tương lai của họ bị đe dọa. Tôi nghĩ đến dân chúng của Kosovo, đang làm mồi cho nạn bạo lực có võ trang và hoàn cảnh của họ càng ngày càng trở nên bi thảm hơn. Xa hơn một chút, tại Phi Châu, hai quốc gia Guinea Bissau và Rwanda đang là sân khấu của những tàn sát mới dã man và vô lý, trong khi đó thì tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo, tranh chấp vũ khí lại bùng nổ; và chúng ta không thể quên thảm cảnh của dân chúng tại Sudan, rất gần với tâm hồn cha.
Những vụ khủng bố khủng khiếp đã xảy ra hôm thứ Sáu vừa qua tại Kenya và Tanzania đã góp phần làm cho sự an ninh của đại lục Phi Châu trở thành mỏng dòn hơn.
Tại Á Châu, hàng triệu gia đình tại Trung Quốc đang là nạn nhận của những lụt lội tàn phá, cũng như tại Bangladesh, và tại Nam Hàn; tại Myanmar, dân chúng chưa nhìn thấy được thực hiện những khát vọng của mình về dân chủ; tại Ðông Timor, đang có niềm hy vọng mạng mẽ về những tiến bộ có thể được thực hiện, để tiến đến một giải pháp vĩnh viễn, nhờ qua đối thoại và thương thuyết.
Khi nhớ đến biết bao anh chị em trong nhân loại, đang đi tìm một cuộc sống xứng đáng hơn, chúng ta hãy cầu nguyện xin Thiên Chúa soi sáng cho tất cả những ai đang nắm giữ vận mệnh của các công dân, để họ luôn luôn có quan tâm trước hết đến sự kính trọng các ngôi vị con người và cổ võ cho tình liên đới đích thực. Thiên Chúa sẽ xét xử trách nhiệm của họ.
Và trưa thứ Bảy ngày 15 tháng 8/1998, lễ Mẹ Maria Hồn Xác lên Trời, ÐTC cũng đã xuất hiện nơi bao lơn nhà Nghỉ Mát ở Castelgandolfo để đọc Kinh Truyền Tin. Trước khi đọc kinh, ÐTC đã nói vài lời về ý nghĩa của ngày lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời. ÐTC đã nói như sau:
Sứ Ðiệp đến với chúng ta từ Lễ Mẹ Hồn Xác lên trời, là hết sức thời sự, bởi vì nó mời gọi chúng ta hãy nhìn đến giá trị và ý nghĩa sâu xa hơn của cuộc sống trên trần gian. Cuộc sống trên trần gian nầy là một cuộc hành trình, không phải đi về sự hư không, nhưng về cỏi đời đời. Mẹ Maria đang chờ đón chúng ta và từ Thiên Ðàng, Mẹ chăm sóc chúng ta và mời gọi chúng ta đừng do dự tiến về Nước Chúa. Từ trời cao, Mẹ nhìn đến và bảo vệ chúng ta. Việc nhìn ngắm Thiên Ðàng không làm cho chúng ta xa rời với mặt đất nầy; ngược lại, việc nhìn ngắm nầy khuyến khích chúng ta hãy cố gắng hoạt động để biến đổi thế giới chúng ta đang sống trong viễn tượng của cỏi đời đời. Ước chi ánh sáng Ðức Tin của Mẹ đánh tan những bóng tối của tinh thần chúng ta; Việc Mẹ chiêm ngắm Thiên Chúa nhắc chúng ta nhớ đến sự hiện diện liên lỉ của Chúa; ước gì sự cao sang tươi đẹp sáng ngời của Mẹ chuẩn bị và đồng hành với chúng ta trên con đường đến gặp Thiên Chúa Cha."
Sau kinh truyền tin và phép lành, Dân Chúng cất hát kinh Kính Mừng Ave Maria của Lộ Ðức, để mừng lễ Mẹ Maria.