Kinh Truyền Tin Trưa Chúa Nhật 2/08/98: ÐTC nhắc đến thái độ đối thoại của Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô Ðệ Lục, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngài qua đời, vào ngày mùng 6 tháng 8 (1978), đúng ngày lễ Chúa Biến Hình.
Ngỏ lời với các tín hữu trước khi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật vừa qua, 2/08/98, tại Bao Lơn Nhà Nghỉ Mát ở Castelgandolfo, ÐTC Gioan Phaolô II đã nói như sau:
Anh chị em rất thân mến,
1. Thứ năm, mùng 6/08/98, ngày
lễ Chúa Biến Hình, là một
ngày đặc biệt có ý nghĩa
và nhiều kỷ niệm. Cách đây
20 năm, đúng vào ngày mùng
6 tháng 8/1978, vị tiền nhiệm đáng
kính của tôi, Ðức Phaolô
VI đầy tớ Chúa, đã
qua đời tại Castelgandolfo nầy. Và
năm nay, người ta đang chuẩn bị
lễ kỷ niệm 100 năm Ngài sinh ra. Cha
sẽ có dịp nhắc nhớ đến
ngài lần nữa một cách long trọng,
vào ngày 20 tháng 9/1998 tới đây,
khi cha sẽ hành hương đến Brescia,
quê hương của Ngài. Nhưng hôm
nay, trong tinh thần, cha muốn trở về
lại với ngày mùng 6 tháng 8
năm 1964, lúc đó đang thời
gian họp Công Ðồng Vaticanô II, Ðức
Phaolô VI, vừa mới được
chọn lên làm giáo hoàng được
gần một năm; Ngài đã công
bố thông điệp đầu tiên,
là thông điệp Ecclesiam suam, Giáo
Hội của Chúa.
Bởi vì Ðức Phaolô VI muốn cống hiến cho Giáo Hội một "sứ điệp huynh đệ và quen thuộc" (số 7), nên Thông Ðiệp "Giáo Hội của Chúa" của Ðức Phaolô VI là một Văn Kiện đề ra chương trình hành động cho triều giáo hoàng của Ngài, và một cách nào đó, là một tổng hợp trọn cả nhân cách của ngài như một vị chủ chăn, một vị Thầy và là một người chăm chú hiểu biết con người và lịch sử.
2. Ðọc lại những trang của Thông Ðiệp "Giáo Hội của Chúa", chúng ta ý thức được Thông Ðiệp trước hết là một hành động đầy yêu thương đối với Giáo Hội, là một suy tư sâu xa về ba khía cạnh có liên hệ chặt chẽ với nhau; đó là: ý thức về Giáo Hội, sự canh tân đích thực của Giáo Hội, và mối tương quan của Giáo Hội với thế giới.
Phần thứ ba của Thông Ðiệp, có tựa đề là: "Ðối Thoại", như chính Ðức Phaolô VI đã nhấn mạnh, (Phần thứ ba của Thông Ðiệp) làm sáng tỏ thái độ mà Giáo Hội phải có trong giớ phút nầy của lịch sử thế giới" (số 60). Bàn về công cuộc đối thoại như là cách thức và phương thế để đối xử với xã hội hiện đại, đã chiếm một chổ lớn trong Văn Kiện. Vì thế mà thông điệp Ecclesiam suam, Giáo Hội của Chúa, thường được xem như là "Thông Ðiệp của Ðối Thoại", và ngày nay thông điệp nầy vẫn còn giữ được trọn vẹn tính cách thời sự của nó.
Trong thời đại chúng ta, một thời đại hướng đến ngàn năm thứ ba, thông điệp được đọc lại lần nữa một cách chăm chú và đào sâu hơn, để rút ra từ đó trọn cả giá trị tiên tri của Thông Ðiệp, và để thực hiện một cách tương xứng hơn những chỉ thị của Công Ðồng.
3. Khi kết thúc khóa họp thứ năm của Công Ðồng, vào ngày 21 tháng 11 cùng năm 1964, Ðức Phaolô VI đã quả quyết rằng "sự hiểu biết về giáo lý Công Giáo đích thật về Mẹ Maria, luôn luôn là một chìa khóa cho việc hiểu đúng về Mầu Nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội" (AAS 56 (1964),1115). Và liền sau đó, Ngài đã tuyên bố Mẹ Maria là Mẹ của Giáo Hội.
Nhắc lại những giây phút đầy sự sốt sắng thiêng liêng mà Thiên Chúa đã cho phép Cha sống qua, ngày hôm nay Cha muốn lặp lại sự dâng hiến toàn thể cộng đoàn giáo hội và toàn thế giới cho Mẹ Maria, Mẹ của Ðấng cứu chuộc, Mẹ của Giáo Hội.
Sau những lời trên, ÐTC đoc kinh Truyền Tin với các tín hữu và ban phép lành cho mọi người. Sau phép lành, ÐTC còn ở lại nói thêm những lời chào chúc các đoàn tín hữu hành hương bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Ðúc, Tây Ban Nha; các bạn trẻ vui mừng hoan hô Ngài thật náo nhiệt. Các buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, trại Castelgandolfo, trong Mùa Hè, luôn luôn là những lần gặp gỡ và trao đổi thật hăng say và vui vẻ giữa ÐTC và cộng đoàn. Kết thúc buổi gặp gỡ, ÐTC nhắc đến tin buồn về việc sát hại các tu sĩ nam nữ đang làm việc truyền giáo tại Rwanda, và xin mọi người cầu nguyện cho Hòa Bình tại Phi Châu và trên toàn thế giới.