ÐTC tiếp chung
chín Tân Ðại Sứ trình Thư Ủy Nhiệm
(28/05/1998)

Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

ÐTC tiếp chung chín Tân Ðại Sứ trình Thư Ủy Nhiệm.

Vatican - 28.05.98 - Sáng thứ Năm 28.05.98, ÐTC tiếp chung chín Vị Tân Ðại Sứ trình Thư Ủy Nhiệm, trong số này có sáu Vị thuộc các Nước Châu Phi: Swaziland, Uganda, Tchad, Gambia, Madagascar và Zambia; một Vị thuộc Á Châu: Jordanie; và hai Vị thuộc Châu Aâu: Andorra và Lettonie.

Ngoài chín (9) bài diễn văn được trao cho mỗi tân Ðại Sứ, ÐTC còn đọc một diễn văn chung bằng tiếng Pháp, là ngôn ngữ Ngoại giao vẫn được Tòa Thánh dùng. Trong diễn văn chung ÐTC nhắc lại rằng: Những vụ tranh chấp vũ trang và những chiến tranh luôn luôn gây tai họa cho dân chúng và chỉ có thể gây nên việc leo thang các bạo động. Ðểå thoát khỏi bạo động, cần phải công nhận những khác biệt, những nguồn phong phú và động lực, vừa chấp nhận liên kết tương lai của mình với tương lai của anh chị em khác. Ðừng bao giờ có nữa những vụ tàn sát, những chiến tranh làm biến dạng con nguời và nhân loại. Ðừng bao giờ đưa ra những biện pháp kỳ thị đối với một nhóm người dân nào đó, bị loại ra ngoài lề chỉ vì lý do ý kiến hay tôn giáo hoặc bị loại khỏi bất cứ sự tham dự nào vào các vấn đề quốc gia.

Dĩ nhiên những lời kêu gọi trên đây không phải chỉ được nói lên với các tân đại sứ hiện diện trong buỗi lễ trình thư ủy nhiệm. Nhờ cơ hội này, ÐTC muốn gửi tới tất cả các quốc gia, cách riêng tới các vị lãnh đạo các quốc gia không phải tại Châu Phi mà thôi, nhưng tại bất cứ nơi nào nguời dân đang phải sống trong chiến tranh, bị đàn áp, kỳ thị, và bách hại...

Sau đó, nhìn về Châu Phi, một lần nữa ÐTC kêu gọi Cộng Ðồng quốc tế hãy gia tăng viện trợ một cách vô vị lợi cho Lục Ðịa này, để nguời dân Châu Phi có thể tự mình thực hiện những phát triển cần thiết cho quôùc gia họ. Ðây là lời kêu gọi thực hiện tình liên đới. Tình liên đới này đòi một việc duyệt lại sâu xa đưòng lối chính trị kinh tế, để tiến đến việc hủy bỏ các món nợ của các quốc gia nghèo trên thế giới. Những món nợ lớn lao này gây hại cho những quyền lợi của các cá nhân và của các dân tộc, cũng như làm tổn thương phẩm giá con người. Về điểm này, ÐTC nhấn mạnh rằng: trong quá khứ những quyết định hủy bỏ các món nợ đã cho phép nhiều quốc gia trong tình trạng khó khăn và bấp bênh tìm lại được con đường phát triển kinh tế, con đường dân chủ và tiến đến một ổn định chính trị nhiều hơn.

Do đó, ÐTC mời gọi các quốc gia giầu có hãy suy tư lại về những mối quan hệ của họ với các quốc gia nghèo; các quốc gia này vẫn tiếp tục trở nên nghèo thêm, nhất là vì những món nợ ngoại quốc, làm cho họ luôn luôn ở trong tình trạng lệ thuộc vào các nước khác và không thể đi đến việc quản trị mình như họ mong muốn và cũng không thể thực hiện được những cải cách và những thay đổi cần thiết, để tiến đến một đời sống khả quan hơn.

ÐTC cũng đã không quên nhắn nhủ các vị trách nhiệm của các quốc gia nghèo hãy nhắm thực hiện một phát triển điều hòa các thể chế quốc gia và để tiến việc tái thiết về luân lý, thiêng liêng và xã hội của tất cả người dân, cách riêng giới trẻ. Với Cộng dồng quốc tế, ÐTC khuyên hãy kiên trì trong việc giúp đỡ các nước nghèo, dù nhiều lúc phải lãnh nhận những hy sinh lớn lao , để các quốc gia này có phương tiện dấn thân trong việc giáo dục và huấn luyện giới trẻ.

Nói riêng về Lục Ðịa Châu Phi, ÐTC nhấn mạnh rằng: Viên gạch thứ nhất để xây cất một Châu Phi mới không có chiến tranh là việc đối thoại. Các dân tộc phải luôn luôn học chung sống với nhau trong khác biệt. Cần phải thoát li khỏi sự sợ hãi trước những khác biệt và cần phải tìm ra những cái gần gũi căn bản của nhau, để đi đến việc chung sống trong hiểu biết nhau hơn. Việc đối thoại, dĩ nhiên, giữa các tôn giáo phải được tiếp tục và tăng cường, cách riêng giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo, là hai tôn giáo độc thần được phổ biến hơn cả tại Lục Ðịa này. ÐTC ước mong giữa tất cả những ai tuyên xưng tín ngưỡng này hay tín ngưỡng khác có những mối quan hệ tín nhiệm và thân thiện, đã có trong nhiều môi trường khác nhau. Các mối quan hệ này cần được phát triển qua một đường lối chính trị "thân thiện" và cộng tác hữu hiệu trong việc tôn trọng nhau cách chân thành.

Với tân Ðại Sứ Jordanie, ÐTC nói: Việc thất bại trong tiến trình hòa bình tại Trung Ðông sẽ là một tai họa cho mọi người. ÐTC hy vọng tha thiết rằng: tiếng nói của lý trí sẽ chiến thắng. ÐTC công nhận tất cả những gì Jordanie đang làm để tiếp tục việc đối thoại và hiểu biết nhau. Ngài quả quyết: con đường duy nhất phải theo đuổi vẫn là con đường của việc tôn trọng, của công bình và của cộng tác. Lịch sử luôn luôn chứng minh rằng việc khước từ đối thoại để đi đến tấn công là một quyết định gây nên nhiều vấn đề hơn là giải quyết, và do đó không phải là một giải đáp hợp lý trí. Giải pháp duy nhất hợp lý trí, tại Trung Ðông như tại các nơi khác, vẫn là việc chấp nhận đối thoại và tìm hiểu nhau. Nhân cơ hội này, ÐTC không quên nhắc lại hy vọng tha thiết của ngài là Ngàn Năm mới đây sẽ đưa đến việc công nhận rõ ràng Giêrusalem như là Thành Thánh của Ba Tôn Giáo độc thần: Do Thái, Kitô và Hồi Giáo với những bảo đảm quốc tế về tính cách duy nhất và thánh thiêng của nó.

Trong diễn văn trao cho Tân Dại Sứ Lettonie, một quốc gia đang qua một giai đoạn khó khăn của sự chuyển tiếp sau khi thoát khỏi chế độ cộng sản Xô Viết, ÐTC nhắc lại rằng: việc tái thiết vật chất mà không có tái thiết luân lý và thiêng liêng sẽ chỉ có thể là ngăn trở cho việc tiến đến sự tự do chân chính, một tự do đã chiếm lại được với biết bao vất vả, hy sinh. Thực ra, tách lìa khỏi chân lý, sự tự do trở nên yếu ớt và đưa đến những hình thức mới của nô lệ. ÐTC nói: "Sự đàn áp mà Lettonie vừa thoát khỏi, (sự đàn áp đó) được gây nên bởi một ý thức hệ không nói sự thật, nhưng dùng chiêu bài tự do để thi hành chính sách đàn áp. Nếu tương lai không được lặp lại quá khứ, thì cần phải xây dựng trên nền móng sự thật liên hệ đến con người và xã hội, trong sự tôn trọng các nguyên tắc luân lý chung với một ý thức sâu xa về công ích.


Back to Radio Veritas Asia Home Page