Kinh Truyền Tin Trưa Chúa Nhật 8/02/98.
Trưa Chúa Nhật vừa qua, mùng 8/02/98, trước khi đọc kinh Truyền Tin với Tín Hữu tại quảng trường thánh Phêrô, ÐTC đã nhắc đến Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân lần thứ VI, sẽ được cử hành vào Ngày Thứ Tư 11/2, Ngày Lễ Kính Ðức Mẹ Lộ Ðức, và sau đó kêu gọi cầu nguyện để đừng xảy ra cuộc chiến tại IRAQ. Mở đầu bài ngỏ, ÐTC đã nói như sau:
Anh chị em rất thân mến,
Thứ Tư 11 tháng 02, sẽ được
cử hành Ngày Quốc Tế Bệnh
Nhân lần thứ sáu, duới
sự bảo vệ thiêng liêng của
Ðức Nữ Ðồng Trinh Lộ
Ðức, mà lễ mừng trong
phụng vụ là vào ngày 11 tháng
2 hằng năm. Năm nay, Ngày nầy được
diễn ra tại LORETO, nơi Căn Nhà Thánh,
Hiện Ảnh nổi tiếng nhất của
Mầu Nhiệm Nhập Thể, nơi thật thích
hợp trong năm thứ hai của giai đoạn
tam niên chuẩn bị liền ngay cho Ðại
Năm Thánh 2000, và là năm dành
cho Chúa Thánh Thần. Tôi đã
bổ nhiệm vị đăc sứ cho dịp
cử hành quan trọng nầy: đó
là Ðức Hồng Y Angelo Sodano, quốc
vụ khanh Tòa Thánh; ngài sẽ đến
Loreto cùng với những vị có
trách nhiệm của Hội Ðồng Giáo
Hoàng đặc trách mục vụ cho những
nhân viên y tế. Tôi không thể
nào không nhắc lại đây những
công nghiệp to lớn của Ðức
Hồng Y Angelini, người đầu tiên
chịu trách nhiệm lúc mới bắt
đầu Hội Ðồng Giáo Hoàng
đặc trách nhân viên y tế.
Ngày Bệnh Nhân mời gọi tất cả hãy suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị của đau khổ, trong ánh sáng của Tin Mừng Chúa Kitô, của Mạc Khải cho ta biết rằng Thiên Chúa không vô tâm lảnh đạm trước những thảm kịch và những thử thách của con người, nhưng, ngược lại, Ngài đã mang lấy chúng nơi mình, để mở ra cho chúng ta con đường cứu rỗi.
Trong cuộc sống trên trần gian, Chúa Kitô đã đến gần bên những ai đau khổ, với tình thương yêu đặc biệt của Ngài. Chúa đã chữa lành những kẻ đau yếu, an ủi những ai sầu khổ, nuôi sống những người đói khát, giải thoát con người khỏi sự câm điếc, mù lòa, bệnh phong cùi; Ngài giải thoát họ khỏi bị quỷ ám, và ban lại sự sống cho kẻ đã chết. Nơi chóp đỉnh của sứ mạng Ngài, Chúa tiến lên chấp nhận cuộc Thương Khó và cái Chết, với ý thức rằng nhờ qua Thập Giá mà Ngài phải chạm đến những gốc rễ của sự dữ và hoàn tất công cuộc cứu chuộc.
Ðược tình yêu thôi thúc, Chúa Kitô đã tự nguyện chấp nhận đau khổ, và chịu đau khổ như kẻ vô tội, và như thế chứng minh cho sự thật của tình yêu nhờ qua sự thật của đau khổ, một sự đau khổ mà Ngài, Thiên Chúa vừa là Con Nguời, đã trải qua một cách thật mãnh liệt. Nhưng chính qua hy tế nầy, mà Chúa liên kết một cách vĩnh viễn sự đau khổ với tình yêu thương, và như thế Chúa cứu chuộc sự đau khổ.
Mẹ Maria, Mẹ Chúa, đã được kết hiệp với Chúa Giêsu trước hết, trong mầu nhiệm nầy của sự đau khổ và tình thương. Nổi đau khổ của Mẹ được kết hiệp với nổi đau khổ của Con. Trên đồi Calvario, Mẹ đã trở thành mẫu gương trọn hảo của sự tham dự vào thập giá của Chúa Kitô.
Mọi người đều có ơn gọi đến chịu đau khổ. Noi gương Mẹ Maria, mỗi người có thể trở thành kẻ cộng tác với sự đau khổ của Chúa Kitô và do đó với sự cứu rỗi của Chúa. Ðó là Tin Mừng mà Giáo Hội đã không ngừng rao giảng, nhất là qua chứng tá sáng chói của biết bao người nam nữ đã đón nhận trong đức tin và sống với tình thương những thử thách thể lý và tinh thần của cuộc sống.
Tôi xin phó thác tất cả những bệnh nhân và những ai đau khổ cho Mẹ Maria Ðồng Trinh; Mẹ là sự cứu rỗi của những bệnh nhân, Salus Infirmorum. Ước chi lời khẩn cầu đầy tình mẫu tử của Mẹ, xin Chúa ban cho mỗi người được cảm nghiệm sức an ủi của tình thương của Thiên Chúa, Ðấng trao ban ánh sáng hy vọng cả trong đêm tối của sự đau khổ.
Ðến đây, ÐTC đọc kinh truyền tin với mọi người hiện diện.
Sau kinh truyền tin và phép lành, ÐTC nói đến tình hình đang diễn ra liên quan đến Iraq. ÐTC cho biết là ngài quan tâm theo dỏi và cầu mong những vị có trách nhiệm về những sinh hoạt các quốc gia biết xử dụng những phương tiện ngoại giao và đối thoại, để loại bỏ mọi hình thức xử dụng vũ khí. ÐTC nói là ngài vẫn còn xác tín rằng các phe phái liên hệ còn có khả thể để hiểu nhau và áp dụng những nguyên tắc điều hướng cuộc chung sống quốc tế một cách hòa bình. Những xung đột vũ khí không thể nào giải quyết vấn đề tại Iraq và Trung Ðông, nhưng chỉ gia tăng thêm những hiểu lầm giữa các dân tộc mà thôi. Và ÐTC xin mọi người hiện diện hãy cầu nguyện thật nhiều cho vấn đề được giải quyết mà không cần đến vũ khí chiến tranh.