Vatican - 17.12.99. Thứ Sáu 17.12.1999, Tân Ðại Sứ Cộng hòa Paraguay, một quốc gia thuộc Turng Mỹ Châu, đến trình thư ủy nhiệm làm đại diện cạnh Tòa Thánh. Tân Ðại Sứ Paraguay, Tiến Sĩ Blanca Elida Zuccolillo de Rodriguez Alcalà, là một bà quả phụ, có sáu người con; bà sinh năm 1922, đậu tiến sĩ Luật tại Ðại Học Asunción (thủ đô Paraguay) năm 1944. Sau đó, Bà thi hành chức vụ Luật Sư, chuyên về lãnh vực các nhân quyền và phát triển. Với chức vụ này, Bà đã tham dự nhiều Ðại Hội quốc tế. Từ năm 1938 đến 1971, Bà dạy môn chính trị-xã hội tại các Viện Cao Học và tại Ðại Học Công Giáo "Nuestra Senora de Asuncíon (thủ đô). Từ năm 1991, Bà chuyên hoạt động về chính trị, sáng lập "Ðảng chính trị có tên là "Ðảng Hội Ngộ Quốc Gia" (Partido Encuentro Nacional) (PEN). Hiện nay Bà là Nghị Sĩ của Khóa Quốc Hội 1998-2003 và là thành viên của nhiều Ủy Ban lưỡng viện. Ngoài ra, Bà còn là người Công Giáo dấn thân hoạt động trong các tổ chức Giáo Hội có tính cách xã hội và trong các nhóm hoạt động tông đồ địa phương. Với những khả năng của một người phụ nữ như Bà Blanca Elida, cao niên và nghiều kinh nghiệm, lại là một người Công Giáo thành tín, Tân Ðại Sứ Paraguay đã thưa ÐTC rằng: "Con rất hân hạnh được trình lên ÐTC thư ủy nhiệm con làm Ðại Sứ đặc biệt và toàn quyền của Paraguay cạnh Tòa Thánh. Ðây còn là một hãnh diện cho con được thi hành chức vụ này trong tư cách của con là người thừa kế một nền văn hóa từ bao thế kỷ, nền văn hóa của đức tin Kitô". Lời của Tân Ðại Sứ thực là một gương sáng cho các người Công Giáo dấn thân trong lãnh vực chính trị và xã hội: hiên ngang về đức tin của mình.
Trong diễn văn chào
mừng Tân Ðại Sứ, ÐTC
nhắc lại chuyến viếng thăm của
Ngài tại Paraguay cách đây 11 năm.
Paraguay ở trung tâm Châu Mỹ Latinh,
Paraguay cũng ở trong trái tim của
ngài. Nhân dịp tiếp Tân Ðại
Sứ trình thư ủy nhiệm, ÐTC
nhắc lại tình yêu mến và tôn
trọng của ngài đối dân tộc
Paraguay, từ bao thế kỷ đã lãnh
nhận Tin Mừng và trong nhiều năm
sống trong một chế độ độc
tài đàn áp. Trong cuộc thảo
luận riêng với ÐTC, Tân Ðại
Sứ nhắc lại giai đoạn kéo
dài và khó khăn của Quê Hương,
hơn 30 năm bị đàn áp bởi
chế độ độc tài của Tướng
Strơssner và chỉ lấy lại được
nền dân chủ trong năm 1989, qua cuộc
bầu cử tự do, lần bầu cử
đầu tiên kể từ năm 1954.
Theo Bà Ðại Sứ, việc tiến
đến nền dân chủ này - không
phải việc ngẫu nhiên - vì nó
xẩy ra sau một năm của chuyến viếng
thăm ÐTC (tháng 5 năm 1988). Nền dân
chủ vừa mới lấy lại được
đó, hồi tháng Ba năm nay (1999),
đã bị đe dọa bởi một
cuộc đảo chính, nhưng thất bại.
Người dân, cách riêng giới
trẻ, đã được huy động
tham dự một cuộc biểu tình vĩ
đại trong hòa bình trước
Trụ Sở Quốc Hội, để yêu
cầu tái lập một Quốc Gia pháp
chế. Với Chính Phủ Thống Nhất
quốc gia, một chính phủ đã lướt
thắng nguy hiểm của một chế độ
độc tài khác, ÐTC phú thác
bổn phận chiến đấu không ngừng
để hoàn thiện thêm điều
kiện sinh sống của các lớp người
ít được bênh vực hơn
cả, để chặn đứng nạn
tham nhũng của các người quyền
thế, gây thiệt hại cho các người
hèn yếu và để ngăn cản
việc trở nên nghèo khổ dần
dần của người dân - người
dân, như Tân Ðại Sứ đã
nhắc đến - đã và đang
chịu những hậu quả của việc
phân chia bất công về ruộng đất.
Trong phần cuối diễn văn, nhắc đến
Paraguay là miền đất phong phú về
tài sản nhân loại cũng như về
lòng sùng đạo của người
dân và về ước mong kiên
nhẫn tiến đến tự do và
độc lập, ÐTC kết thúc bằng
những lời như sau: Quốc Gia này
đã đau khổ nhiều, ngày nay
có tất cả các điều kiện
để xây dựng cái mà trong
tiếng Guarani, -- tiếng nói của dân
thổ cư --, gọi là "đại đoàn
kết tất cả" (onondrivépar, có dấu
ngã trên chữ n (on), đọc là
"o-nhon-dri-vé-par, todos unidos). Hay là, một nền
văn minh mới có khả năng - qua
việc dấn thấn của Giáo Hội địa
phương nữa - biến đổi Ðất
Nước thành một dân tộc của
anh em với nhau.