ÐTC tiếp
Tân Ðại Sứ Cộng Hòa Ý
trình thư ủy nhiệm

Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

ÐTC tiếp Tân Ðại Sứ Cộng Hòa Ý trình thư ủy nhiệm.

Castelgandolfo - 13.09.99 - Sáng thứ Hai 13.09.99, tại Trại hè Castelgandolfo, ÐTC tiếp Tân Ðại Sứ Cộng Hòa Ý, ông Raniero Avogrado, trình thư ủy nhiệm. Tân Ðại Sứ Ý sinh năm 1938 tại San Pancrazio trong tỉnh Parma (miền bắc nước Ý) , có gia đình và hai người con. Ông đậu Tiến Sĩ về Khoa Chính Trị. Năm 1963 vào ngạch Ngoại Giao và giữ nhiều chức vụ quan trọng tại Bộ Ngoại Giao và tại nhiều Ðại Sứ Quán Ý ở ngoại quốc: Le Caire, Paris, Vatican. Năm 1993-1996, Ông giữ chức vụ Ðại Sứ tại Helsinki và từ năm 1996 cho tới lúc được bổ nhiệm làm Ðại Sứ cạnh Tòa Thánh, ông là Tổng Thanh Tra của Bộ Ngoại Giao.

Trong diễn văn chào mừng Tân Ðại Sứ, ÐTC đề cập đến một số đề tài quan trọng sau đây: ơn gọi của Ý trong bối cảnh Châu Âu và cả trong miền Ðịa Trung Hải - việc bảo vệ sự sống và gia đình - vấn đề bình đẳng học đường - vấn đề công ăn việc làm cho giới trẻ.

ÐTC nói: "Nếu sự hiệp nhất của Cựu Lục Ðịa không phải chỉ có liên hệ đến việc có tổ chức và kinh tế mà thôi, thì nước Ý Công Giáo có thể góp phần chính yếu vào việc xây dựng một Châu Âu về mặt tinh thần, trong đó cả những sự kiện bên ngoài khác rất quan trọng của ngôi nhà chung, được đón nhận và điều hành. Thực sự, trong cái nhìn của ÐTC, chính sự tuân theo tinh thần Kitô có thể biến đổi việc hòa đồng chính trị và kinh tế trong một ngôi nhà chung cho hết mọi người dân Châu Âu, vừa góp phần vào việc huấn luyện gia đình gương mẫu của các quốc gia, như vậy các miền khác của thế giới có thể hướng theo một cách rất ích lợi. Trong các hy vọng của ÐTC, có cả một nước Ý được quan niệm như người thợ xây dựng hòa bình trong miền Ðịa Trung Hải, vì vị trí địa dư của nước này làm cho nước này trở nên "con đường qua lại bắt buộc" cho các tiếp xúc của tất cả lục địa với các quốc gia khác nằm ven biển Ðịa Trung Hải.

Nói đến những mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Nước Ý, ÐTC xác nhận là sự cộng tác với nhau cần phải được đào sâu thêm và tiếp tục, để thỏa mãn về một số ước vọng nền tảng, mà Giáo Hội và các người Công Giáo Ý quan tâm cách riêng. Trước hết, việc bênh vực phẩm giá con người từ lúc thụ thai, đây là một quyền tự nhiên, nhưng đang chờ đợi nơi luật pháp của Nhà Nước một sự công nhận hoàn toàn: việc công nhận này đến từ ý thức rằng rằng: trong chức vụ làm mẹ có một giá trị không thể nghi ngờ được đối với con người và xã hội. Về gia đình, ÐTC nhấn mạnh: Cả gia đình nữa, tế bào căn bản và nền tảng tự nhiên của xã hội, đòi một sự công nhận tích cực bằng việc làm, như nơi của tình yêu giữa người nam và nguời nữõ và là tổ ấm cho hy vọng của những sự sống mới.

Trong lãnh vực giáo dục, ÐTC nói: Kinh nghiệm tôn giáo của quốc gia Ý có thể tự phụ về tầm mức sáng tạo của các tổ chức học đường, phần lớn được dành cho giới nghèo, một giới đáng tôn trọng và nâng đỡ, nhờ vào tính cách bình đẳng thực sự trên phương diện luật pháp và tài chánh giữa các trường Nhà Nước và các trường không phải Nhà Nước, bằng việc vuợt qua cách can đảm những không hiểu nhau và óc bè phái, không ăn nhằm gì với những giá trị căn bản của truyền thống văn hóa Châu Âu.

Trong phần kết thúc diễn văn, ÐTC xin tất cả các thành phần của xã hội Ý có một nỗ lực chung và hòa hợp để lướt thắng những cản trở và những chậm trễ, và để tiến đến việc bảo đảm cho các thế hệ thất nghiệp công việc làm, để làm cho họ trở nên tự do và phong phú hóa cuộc chung sống dân sự. Trong dịp tiếp đón Tân Ðại Sứ, ÐTC muốn lặp lại với Tổng Thống Cộng Hòa Ý, ông Carlo Azeglio Ciampi, mới được bầu làm vị lãnh đạo quốc gia cách đây ít tháng, những lời cầu chúc được mọi ơn lành.


Back to Radio Veritas Asia Home Page