ÐTC tiếp đại diện của Liên Hiệp Thế Giới Các Khoa Học Gia (World Federation of Scientists).
Vatican - 27.03.99. Sáng thứ Bẩy, 27/03/99, ÐTC tiếp đại diện của Liên Hiệp Thế Giới Các Khoa Học Gia (World Federation of Scientists) do giáo sư Antonio Zichichi (đọc Zikiki) người Ý hướng dẫn. Ðáp lại diễn văn chào mừng của Giáo Sư, ÐTC nói: Sức khỏe của mọi người và của từng người và chính sự sống còn của các dân tộc hiện nay đang bị đe dọa trầm trọng. Nếu Thiên Chúa đòi buộc con nguời, như chúng ta đọc trong Sách Sáng Thế, bảo tồn và chăm sóc thế giới, thì để thành công trong sứ mệnh đầy dấn thân như vậy, con người cần đến khoa học. Con người vẫn luôn luôn cần đến, nhưng cách riêng thời đại này: thực sự tương lai đầy thách đố và tình trạng khẩn trương và Trái Ðất này hiện nay, có một số thách đố và trường hợp khẩn trương cần được giải quyết, không thể chần chừ. "Do đó, cần đến những dự án góp công vào việc soạn thảo các chương trình nhằm mục tiêu bảo vệ tạo vật, thiên nhiên và nhằm đến lợi ích của việc phát triển đích thực con người, bằng việc huy động phong trào tự nguyện của khoa học và sự cộng tác trách nhiệm của các tổ chức văn hóa, kinh tế và chính trị".
Chính văn hóa, kinh tế và chính trị là ba khía cạnh mà khoa học đã hoạt độïng liên kết với nhau nhiều trong thế kỷ này. Một thế kỷ đã có được những tiến bộ khoa học chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Về quan diểm văn hóa, ÐTC nhấn mạnh đến "mục tiêu của huyền thoại tiến bộï, theo đó, khoa học có khả năng giải quyết được mọi vấn đề của con nguời cách nhanh chóng". Ðây là một "huyền thoại" sai lạc! - Về kinh tế, ngân sách được gia tăng nhiều để ủng hộ việc sưu tầm khoa học, và với việc gia tăng này có cả những lo lắng chính đáng liên hệ đến việc xử dụng ngân sách và tính cách hiệu nghiệm của các dự án. Nhưng xét về chính trị, có lẽ khoa học có thể giúp nhiều, bằng cách tỏ ra mình là một yêu tố quan trọng trong việc xây dựng hòa bình.
Sau cùng ÐTC đề cao sự xích lại gần nhau hiện nay giữa kinh nghiệm khoa học và quan niệm tôn giáo về thực tại, điểm mà ÐTC đã nói đến trong thông điệp mới đây về "Ðức Tin và Lý Trí" (Fides et Ratio). Thông điệp bày tỏ sự cảm phục và khích lệ đối với công việc của nhà khoa học, như những vị sưu tầm không mỏi mệt của chân lý. Ngài nói: "Thực sự, điều rất cần thiết là đức tin và khoa học, lãnh vực được thanh luyện khỏi những sự mập mờ và những hiểu lầm đã xẩy ra trong các thế kỷ, (điều cần thiết là Ðức Tin và Khoa Học) đi trên con đườngï hiểu biết nhau mỗi ngày một sâu xa hơn, để phục vụ sự sống và phẩm giá con người".