ÐTC nhắc đến tình hình thế giới trong năm 1998 vừa qua nhân dịp tiếp Ngoại Giao Ðoàn cạnh Tòa Thánh đến chúc mừng Năm Mới.
Vatican - 11.01.99 - Một lần nữa, theo truyền thống, Ngoại Giao Ðoàn cạnh Tòa Thánh tụ họp nhau trong Ðền Vatican, dịp Ðầu Năm Mới 1999, để chúc mừng ÐTC và để cùng với ngài duyệt lại tình hình thế giới trong năm vừa qua. Ðây là một cuộc gặp gỡ thân mật, đơn sơ để trao đổi lời cầu chúc Năm Mới và cùng nhau tìm giải pháp cho hòa bình thế giới.
Sau diễn văn chào mừng của Ðại Sứ Cộng Hòa San Marino, niên trưởng, nhân danh các bạn đồng nghiệp, ÐTC đáp từ bằng một bài diễn văn dài, bằng tiếng Pháp, thứ tiếng vẫn được dùng trong ngành Ngoại giao của Tòa Thánh. Những lời của ÐTC thực sự là một bài suy tư về mọi lãnh vực tích cực cũng như tiêu cực trong năm 1998, vừa kết thúc. Con số các nước có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh hiện nay lên tới 169, trong tổng số 185 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Tổ chức Giải Phóng Palestine (OLP) và các Tổ Chức Châu Âu cũng có đại diện bên cạnh Tòa Thánh, nhưng dưới một hình thức riêng biệt - Ngoài 169 quốc gia có quan hệ ngoại giao với mình, Tòa Thánh còn có Ðại Diện hoặc Quan Sát viên bên cạnh các tổ chức quốc tế khàc nữa, như Liên Hiệp Quốc - Tổ Chức FAO (Tổ chức Liên Hiệp Quốc về Canh Nông và Thực Phẩm) - UNESCO (tổ chức Liên Hiệp Quốc về Khoa Học, Giáo Dục và Văn Hóa), OSCE (Tổ chức về An Ninh và Cộng Tác Châu Âu), OMT (Tổ chức thế giới về Du Lịch ) và vài tổ chức khác nữa.
Trở lại bài diễn văn của ÐTC. Sau khi cảm ơn về những lời chúc mừng của Vị Niên Trưởng Ngoại Giao Ðoàn, ÐTC nhắc đến Châu Âu những dấu hiệu tích cực, đáng vui mừng trong năm vừa qua. Ngài kể đến những tiến bộ về Hòa Bình tại Bắc Ái Nhĩ Lan và những cuộc đàm phán hòa bình giữa chính phủ Tây Ban Nha và phe li khai miền Basco. Tiếp theo đó hai hiện tượng quan trọng cho tương lai Châu Âu: tiền tệ duy nhất và việc mở rộng cửa đón nhận các quốc gia miền Ðông Âu (trước đây thuộc khối Cộng Sản) vào trong Cộng Ðồng hoặc trong Tổ Chức Phòng Thủ Châu Âu.
Nhìn sang Châu Mỹ, Ðức Gioan Phaolô II nhắc đến thỏa ước hòa bình giữa Cộng Hòa Perù và Ecuador: thỏa ước này chấm dứt cuộc tranh chấp biên giới giữa hai quốc gia anh em, phần lớn nhờ trung gian Tòa Thánh.
Quay về Châu Á, ÐTC gợi lại cuôïc đối thoại giữa Bắc Kinh và Ðài Bắc. Ngài nói: "Chúng ta phải vui mừng về những nỗ lực do Dân Tộc vĩ đại Trung Quốc đang dấn thân với sự cương quyết trong việc đối thoại, nhằm đi đến việc hiệp nhất các dân tộc của bờø bên này và bên kia eo biển. Cộng đồng quốc tế - và cách riêng Tòa Thánh - theo dõi với sự lưu ý đặc biệt việc phát triển may mắn này, trong chờ đợi những tiến bộ ý nghĩa: tiến bộ này dĩ nhiên có lợi cho cả thế giới".
Bên cạnh những biến cố tích cực, không thiếu những hiện tượng tiêu cực, những cơn khủng hoảng trầm trọng. Các nhà ngoại giao không thể không quan tâm đến. Trong các cơn khủng hoảng này, ÐTC nhắc đến miền Balkan, cách riêng Kosovo, nơi đang xẩy ra những vụ tranh chấp vũ trang và sát hại người dân vô tội.
Tại miền Trung Ðông, hòa bình giữa Israel và Palestine vẫn còn là một ước vọng xa xăm; qui chế quốc tế về Giêrusalem vẫn chưa được ấn định ; thêm vào đó, cơn khủng hoảng đáng lo ngại vừa xẩy ra tại vùng vịnh BaTư giữa Irak và Hoa Kỳ -Anh Quốc; những vụ sát hại dân vô tội vẫn tiếp tục tại Algérie; tại Ðảo Chypre vẫn còn có những căng thẳng giữa hai cộng đồng Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ; tình hình xã hội bất ổn tại Sri Lanka và nhất là những cuộc tranh chấp vũ trang vẫn tiếp diễn tại Châu Phi. 17 trong 57 quốc gia của Lục địa đang sống trong chiến tranh. ÐTC đã đặc biệt nhắc đến các nước Sudan, Ethiopie, Eritrée, Rwanda, Burundi, Cộng Hòa Dân Chủ Congo và Angola, Sierra Leone... Ðối với các dân tộc đau khổ và bị tàn phá này, ÐTC tái xác nhận, với sự chú ý đầy lo lắng của cả thế giới Công Giáo, xác nhận dấn thân không ngừng của Tòa Thánh để cổ võ hòa bình và phát triển.
Ngoài các cơn khủng hoảng gây lo lắng cho tương lai nhân loại, ÐTC không quên nhắc đến việc sản xuất các loại vũ khí, cách riêng vũ khí nguyên tử, việc sản xuất và buôn bán các loại mìn giết nguời, hiện tượng khai thác trẻ em trong chiến tranh - Theo ÐTC, những hiện tượng này gây nên bởi sự yếu ớt của một luật lệ quốc tế. Luật lệ quốc tế không thể và không được phép trở nên luật lệ của kẻ mạnh hơn. Ngài nói: "Không lúc nào bằng lúc này: Cộng đồng các quốc gia có sẵn một Bộ Luật và Qui Ứơc tỉ mỉ như vậy. Nhưng cái còn thiếu, tức là ý chí áp dụng và tôn trọng các luật lệ và qui ước này".
Sau cùng, ÐTC nói đến những lo lắng của ngài về biết bao vi phạm quyền tự do tôn giáo trên thế giới hiện nay: nhiều vụ vi phạm tại Á Châu. ÐTC nhắc đến những vụ đốt phá nhà thờ, bách hại các tín hữu, sát hại cả các nhà truyền giáo ... Ngài không nhắc tên nước nào, nhưng ai cũng hiểu về những vụ mới xẩy ra tại Indonesia. ÐTC nhắc đến nhiều vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo tại Châu Phi và tại những quốc gia đa số theo Hồi Giáo. Tại Thế giới Tây Phương, cũng có những vụ vi phạm dưới những hình thức quỉ quyệt khác nhau: người ta đưa ra quan niệm bị bóp méo về sự li khai giữa Nhà Nước và Giáo Hội, nhằm đẩy Giáo Hội vào lãnh vực hoàn toàn tôn giáo mà thôi, bằng việc ngăn cản Giáo Hội can thiệp và hiện diện tích cực trong đời sống công cộng.
Tư tưởng sau cùng ÐTC muốn gửi tới các nhà ngoại giao là ước mong này: ước mong mà ngài gọi là quan trọng hơn cả, tức là tất cả mọi người, một ngày kia, khám phá tình yêu thương của Thiên Chúa, Ðấng đi trước dẫn đường và chờ đợi con người: "Ðây là lời cầu chúc chân thành nhất của tôi cho mỗi một vị trong các ngài cũng như cho các dân tộc trên Trái Ðất này mà các ngài đại diện".