Bài giảng của
Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận
tại Belgrad

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Bài giảng của Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận tại Belgrad.

Belgrad - 03.06.99 - Sau đây là nguyên văn bài giảng thánh lễ của Ðức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Chủ Tịch Hội Ðồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, tại nhà thờ chính tòa Belgrad, ngày Lễ Kính Mình Và Máu Thánh Chúa, thứ Năm mùng 03.06.99.

Kính thưa Ðức Sứ Thần Tòa Thánh - Ðức Tổng Giám Mục giáo phận Belgrad- Cha Tổng Ðại Diện và Anh Chị Em rất thân mến trong Chúa Kitô.

Ðây là một ngày lịch sử. Trước hết tôi muốn nói với anh chị em lý do của sự hiện diện của tôi hôm nay giữa anh chị em, trong Ngày Lễ Corpus Domini. ÐTC Gioan Phaolô II đã xin Giáo Hội Roma hiệp thông với Ngài để dâng lên Chúa lời cầu nguyện chung và tha thiết cho hòa bình trong miền Balcan. Trong buổi tiếp kiến mới đây, ÐTC đã nói với chúng tôi: "Hãy đi đến miền Balcan, càng sớm càng hay". Lãnh nhận lời yêu cầu của ngài, người đang nói với anh chị em đây, Chủ Tịch Hội Ðồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, Tổng Giám Mục Phanxico Xaviê Nguyễn Văn Thuận - Thư Ký Hội Ðồng Ðức Cha Diarmuid Martin và phó Thư Ký Ðức Ông Giampaolo Crepaldi, đã lên đường đi đến Belgrad, Macedonia và Albania, để chia sẻ với các cộng đồng Công Giáo, các người tị nạn và các dân tộc nạn nhân của chiến cuộc, sứ điệp hòa giải huynh đệ và hòa bình trong công lý của ÐTC và tâm tình sống độïng về sự gần gũi của ngài.

Lễ trọng Corpus Domini, mà chúng ta cử hành hôm nay đây, nhắc lại cho chúng ta Mầu Nhiệm Tình Yêu Thương của Chúa Giêsu. Thánh Gioan nói với chúng ta: Chúa Giêsu yêu thương các môn đệ Người đến cùng". Người đã lập Bí Tích Thánh Thể để có thể ở lại với chúng ta "mọi ngày cho đến tận thế". ÐTC đã muốn trở nên chứng nhân của Chúa Kitô, cùng với sự hiện diện của ngài giữa mọi người, nhất là giữa những ai đau khổ thể xác và tinh thần. Những lời nghèo nàn của tôi không thể diễn tả tất cả tình thương và tất cả sự lo lắng của ÐTC; vì thế tôi xin để chính ngài nói với tâm hồn anh chị em.

ÐTC đã muốn làm hết sức để tránh những vụ tranh chấp gây nên bởi "cuôïc phiêu lưu không thể thoái lui được nữa", bằng việc do lường tất cả sự dữ, kèm theo những lo lắng lớn lao đối với các nạn nhân và đối với những hậu quả, có thể gây nên bởi những vụ tranh chấp này cho Châu Âu và cho cả thế giới. Ngài đã hô lớn tiếng: "Tôi luôn luôn ở bên cạnh các dân tộc đau khổ và ngài hô lên cho mọi người: Ðây luôn luôn là giờ của hòa bình! Không bao gờ là quá muộn, để gặp gỡ nhau và để đàm phán!".

Chúng ta cảm thấy tâm hồn của ÐTC rung dộng mỗi ngày, khi ngài nói với các tín hữu, các thanh thiếu niên, với các nhà ngoại giao, với tất cả Giáo Hội, trong sứ điệp "Urbi et Orbi" (cho Thành và cho Thế Giới): "Giờ khủng khiếp này cho miền Balcan, cho Châu Âu, cho thế giới... chất vấn các tâm hồn và trí tuệ con người". Những lời của ngài nói lên tất cả sự cảm thông của ngài: "Các dân tộc miền đất Balcan trong thế kỷ 20 này đã thấy máu và nước mắt đổ ra quá nhiều; ước gì sau cùng nẩy sinh ngày hòa bình đã từ lâu mong ước".

Sự đau khổ và run sợ của tâm hồn người Cha bị xâu xé được kèm theo bằng sự sốt sắng của lời cẩu khẩn. "Nhưng chính trong lúc đau đớn lời cầu nguyện phải trở nên tha thiết hơn, lời cầu nguyện của các tín hữu tìm được lý do kiên trì của mình". Trong tháng Năm, ÐTC đã dâng lên lời cầu nguyện riêng kính Ðức Maria, Nữ Vương hòa bình, "để xin Người đổ xuống trong tâm hồn những ai cầm vận mệnh các dân tộïc ơn can đảm đưa ra những sáng kiến tiến đến công ích thực".

ÐTC cũng đã chỉ vẽ con đường tiến đến hòa bình. Cần phải lan rộng biên giới địa dư của việc đối thoại. "Tôi tận tình cầu chúc tiếng vũ khí yên lặng càng sớm cáng hay và hãy lấy lại cuộc đối thoại và các cuộc điều đình, để sau cùng và với sự đóng góp của mọi người, tiến đến hòa bình bền bỉ và đựa trên công lý, trong cả miền Balcan".

Anh chị em rất thân mến trong Chúa Kitô, người đứng trước anh chị em hôm nay đây, đến từ một nước xa xôi: nước Việt Nam, từ một dân tộc đã chịu khổ nhiều vì môït chiến tranh kéo dài 35 năm. Ngày hôm kia và hôm qua tôi đã thấy sự tàn phá của đất nước tôi diễn lại tại đây, nơi anh chị em, ở Belgrad này, tại Yougoslavie này. Tôi hiểu nhiều, tôi chia sẻ các đau khổ của anh chị em. Tôi đem đến cho anh chị em sứ điệp hòa bình, tình yêu thương, sự gần gũi người Cha của ÐTC, gửi cho Belgrad, cho tất cả người dân Balcan. Hiệp ý với ÐTC và với Giáo Hội Roma, hôm nay đây tôi xin nói với anh chị em: "Anh chị em rất thân mến, trong giờ phút bi thảm này, tất cả Giáo Hội gần gũi anh chị em, bằng việc khẩn xin Thiên Chúa ơn hòa bình trong sự tôn trọng lịch sử và các quyền con người. Lòng khoan dung, sự tôn trọng, tinh thần cộng tác giữa con người và giữa các dân tộc, tình yêu thương là điều có thể làm được... một lịch sử khác nhau có thể chung sống với nhau được".

Xin chúc tất cả anh chị em một tương lai hy vọng. Amen.


Back to Radio Veritas Asia Home Page