Tư tưởng của Ðức Gioan Phaolô II
về việc sụp đổ Bức Tường Berlin
cách đây đúng 10 năm
(9.11.1989 - 9.11.1999)

Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Tư tưởng của Ðức Gioan Phaolô II về việc sụp đổ Bức Tường Berlin cách đây đúng 10 năm (9.11.1989 - 9.11.1999).

Các báo lớn xuất bản tại Ý sáng thứ Ba 09.11.99, đều dành nhiều bài về 10 năm Bức Tường Berlin sụp đổ. Trong phần điểm báo này, chúng tôi xin lược thuật những gì Ðức Gioan Phaolô II đã nói lên trong dịp kỷ niệm một biến cố đã thay đổi hẳn bộ mặt của Thế Giới và cách riêng của Châu Âu.

Nhật báo Công Giáo Ý Tương Lai, đã dành ba trang đầu để tường thuật về chuyến viếng vừa kết thúc tại New Delhi, rồi đến chuyến viếng thăm tiếp theo tại Cộng hòa Georgia và về việc sụp đổ của Bức Tường Berlin.

Nơi trang nhất, nhật báo Công Giáo viết với hàng chữ lớn cả trang: ÐTC tại Georgia, ngoài các bức tường. Bên cạnh tựa lớn này, có thêm lời nhận định như sau: Chặng lịch sử tại Quê Hương của Stalin, trong dịp kỷ niệm một trang lịch sử nền tảng của Châu Âu. Từ Tbilisi, ÐTC bắc những chiếc cầu về đối thoại đại kết. Dưới tựa này, tờ Tương Lai đăng hình mầu ÐTC với vị Giáo Chủ Giáo Hội Chính Thống Georgia Ilya đệ nhị.

Trên trang hai, nhật báo Công Giáo Ý tường thuật về ngày cuối cùng của ÐTC tại New Dehli. Về các biến cố này, chúng tôi đã có dịp trình bày trong bài điểm báo trước. Trang ba của Nhật Báo Công Giáo Ý dành ba bài về chuyến viếng thăm của ÐTC tại Cộng Hòa Georgia. Bài nhất, với tựa đề lớn chiếm cả trang: ÐTC tại Quê Hương của Stalin. Bên cạnh tựa lớn này, có thêm lời bàn: Ðức Karol Wojtyla - vị Giáo Hoàng đầu tiên - hôm qua đã đáp xuống Georgia, thuộc cựu Liên Xô. Ngày vọng của kỷ niệm năm thứ 10 kể từ năm 1989, năm chế độ Cộng Sản Trung-Ðông Âu bắt đầu sụp đổ. Ngài ca ngợi Tổng Thống Shevardnadze về công cuộc biến đổi Liên Xô. Trong diễn văn đáp từ tại sân bay Tbilisi, Tổng Thống nói đến những căng thẳng tại miền Caucase: hai quốc gia kế cận: Cecenia và Armenia. Dưới những hàng chữ này, nhật báo đăng hình về lễ nghi đón tiếp tại sân bay: ÐTC đứng giữa, bên hữu ngài là Ðức Giáo Chủ Chính Thống và bên tả là Tổng Thống Shevardnadze.

Bài báo thứ hai nhắc đến biến cố ÐTC viếng thăm Thánh Hội Nghị của Giáo Hội Chính Thống. Tại đây ngài lại đề cập đến phong trào đại kết. Nhưng Ðức Giáo Chủ Chính Thống thì chỉ nói đến hòa bình giữa các dân tộc mà thôi. Trái lại Ðức Gioan Phaolô II tuyên bố: "Hằng ngày tôi cầu nguyện cho việc hiệp nhất các Giáo Hội".

Thái độ dè dặt của Ðức Giáo Chủ Giáo Hội Chính Thống Georgia được giải thích như là một sự sợ hãi, vì Giáo Hội Chính Thống Georgia còn lệ thuộc nhiều vào Giáo Hội Chính Thống Nga; Giáo Hội này vẫn có những thái độ tiêu cực trong việc hiệp nhất và không muốn tiếp xúc với Roma. Nguồn tin báo chí cho biết: Giáo Hội Chính Thống Georgia cũng thông báo cho các tín hữu của mình là không nên đến tham dự Thánh Lễ do Ðức Gioan Phaolô II cử hành tại Tòa Nhà Thể Thao của Thủ Ðô Tbilisi. Trái lại Tổng Thống Shevardnadze, một tín hữu Chính Thống đã hiện diện trong thánh lễ và sau thánh lễ Ông đã lên bàn thờ ôm hôn ÐTC và cảm ơn ngài trước các người Công Giáo dự thánh lễ.

Bài báo thứ ba nói đến tình hình Giáo Hội Công Giáo tại Georgia. Sau thánh lễ, chính ÐTC tuyên bố bổ nhiệm cha Pasotto, hiện là linh mục Giám quản Tông Tòa, làm Giám Mục và ngài sẽ tấn phong Ðức tân Giám Mục ngày lễ Ba Vua năm 2000 trong Ðền Thờ Thánh Phêrô. Giáo Hội tại đây còn khan hiếm nhân sự mục vụ: hai Linh Mục giáo phận - 8 Linh Mục dòng - 22 Nữ Tu - Mỗi linh mục trung bình phải lo lắng cho 10 ngàn người Công Giáo và truyền giáo cho hơn 500 ngàn người ngoài Công Giáo. Một cánh đồng còn quá mênh mông. Chuyến viếng thăm của ÐTC, hy vọng, sẽ là một luồng gió mới cho công việc truyền giáo tại Georgia, sau hơn nửa thế kỷ sống dưới chế độ cộng sản vô thần.

Sau đây là vài tư tưởng của ÐTC được nhật báo "Roma Thời Báo" (Il Tempo di Roma), số ra ngày 09.11.99, thuật lại.

Trên trang nhất, báo này để hình mầu lớn: ÐTC, Ðức Giáo Chủ và Tổng Thống. Bên cạnh bức hình, có thêm lời nhận định như sau: Tại Georgia của Stalin, ÐTC nhắc lại biến cố Bức Tường sụp đổ. Về biến cố Bức Tường Berlin sụp đổ, nhật báo Roma dành hai trang 14 và 15 với nhiều bài khác nhau. Sau đây là bài báo ghi lại tư tưởng của Ðức Gioan Phaolô II.

Tựa đề của bài này là: Công nhận bàn tay Chúa Quan Phòng trong hoàn cảnh khác thường này. Nội dung bài báo nầy viết như sau: Bức Tường Berlin sụp đổ cách đây 10 năm: một biến cố mà Ðức Gioan Phaolô II gọi là biến cố của những hoàn cảnh khác thường, và nhiều lần ngài đã công nhận: Ðây là bàn tay Quan Phòng của Thiên Chúa. Có thể là ngẫu nhiên, biến cố được cử hành tại Quê Hương của Stalin, là Georgia. Lúc thanh niên, Stalin đã học chủng viện 5 năm và khi lớn lên, quay lại chốùng Giáo Hội. Và Ông Beria, trong những năm Stalin nắm quyền, đứng đầu công an mật vụ, một con người rất đáng sợ, cũng sinh tại Georgia như Stalin.

Về Bức Tường và việc kỷ niệm nhằm ngày 9.11.99 ÐTC nhắc đến không những trên máy bay từ New Delhi đến Tbilisi, như chúng tôi đã thuật lại trong bài điểm báo trước, nhưng còn nhắc đến cả tại Tbilisi nữa. Trong các người nghe ngài tại sân bay, có ông Edward Shevardnadze, nay là Tổng Thống cộng hòa Georgia. 14 năm trước đây ông là Bộ Trưởng Ngoại Giao của Liên Xô và sau đó của ông Gorbaciov, người đã làm sụp đổ những vết tích sau cùng của Chế Ðộ Stalin và cũng là người đã được Tổng Thống hiện nay của Georgia, lúc đó là Bộ Trưởng ngoại giao, cộng tác và tháp tùng viếng thăm Vatican tháng 12 năm 1989. Một cuộc gặp gỡ lịch sử và biến đổi cách nhanh chóng bộ mặt thế giới, cách riêng bộ mặt Châu Âu.

Bài báo viết tiếp: Bên cạnh Ðức Gioan Phaolô II và Tổng Thống có Vị Giáo Chủ Chính Thống Ilia đệ nhị, sinh năm 1933. Vị giáo chủ đã được thấy chế độ cộng sản Liên Xô phá hủy và tịch thu tới 1,500 nhà thờ của Giáo Hội Chính Thống.

Trong diễn văn đọc tại sân bay, hướng về Tổng Thống Shevardnadze, Ðức Gioan Phaolô II nhắc lại sự sụp đổ của Bức Tường Berlin, như "thành quả của những hoàn cảnh khác thường", trong đó Tổng Thống Cộng Hòa Georgia, Ông Shewardnadze, "đã đóng một vai trò chủ chốt". Biến cố đã mở ra cách biểu hiệu một giai đoạn mới trong đời sống của nhiều Quốc Gia. Một ý thức hệ vô thần đã tìm mọi cách, nhưng đã thất bại, để làm suy yếu hoặc để loại trừ khỏi mặt đất này đức tin tôn giáo của dân tộc Georgia. Các tín hữu của các tôn giáo đã đau khổ nhiều vì tính cách thù ghét nặng nề này đối với tôn giáo".

Tờ "Roma Thời Báo" còn viết thêm như sau: Nhưng mục đích chính của chuyến viếng thăm của ÐTC, nhất là có tính cách đại kết. Ngài nói: "Trước thềm của Ngàn Năm thứ ba của Kỷ Nguyên Kitô, chúng ta phải tìm bắc những chiếc cầu mới, để, cùng một tâm hồn mà thôi, các tín hữu Kitô có thể cùng nhau rao giảng Tin Mừng cho thế giới".

Bài báo giải thích: Trong lúc tìm kiếm việc xích lại gần nhau này, việc lựa chọn Georgia là một lựa chọn ý nghĩa: Georgia trở thành Kitô từ thế kỷ thứ bốn, vẫn giử được đức tin, mặc dầu có những vụ xâm chiếm của cả Hồi Giáo.

Tờ "Người Ðưa Tin Chiều" (Corriere della sera) cũng dành trọn trang hai và ba để nói đến kỷ niệm 10 năm sụp đổ Bức Tường Berlin.

Nơi trang ba, báo này dành một bài về tư tưởng của Ðức Gioan Phaolô II đối với biến cố lịch sử này, với tựa đề: "Ðức Gioan Phaolô II nhắc lại biến cố, một biến cố khuyến khích các dân tộc". Trong bài, tờ báo nầy viết như sau: Ông Shevardnadze cùng với ông Gorbaciov là những người đóng vai trò chủ chốt trong biến cố này. Ông Shevardnadze trong sáu năm bị mưu sát 5 lần. Ông cần đến Tây Phương, để được sự giúp đỡ. Thực sự ông đã có nhiều công nghiệp và được biết đến tại Tây Phương. Ông đã muốn mời Ðức Gioan Phaolô II viếng thăm, vì tại Georgia, cũng như tại Tây Phương và trên cả thế giới, Ðức Gioan Phaolô II được coi như hình ảnh biểu hiệu của Tây Phương. Chính ngài đã kêu gọi mở rộng Khối NATO, và trong đó Cộng Hòa Georgia có thể được trở thành Hội Viên. ÐTC cảm ơn Tổng Thống, vì nhờ Ông, ngài đã có thể viếng thăm Georgia. "Tôi xin cảm ơn Tổng Thống về lời mời viếng thăm và Ngài đã làm tất cả những gì có thể, để chuyến viếng thăm được thực hiện và tôi xin cảm ơn về những lời thân mật đón chào tôi". Rồi ÐTC cũng cầu chúc và hy vọng trong cuộc bầu cử tới đây, ông sẽ được tái cử, để có thể tiếp tục công việc ổn định hòa bình trong miền này và để tái thiết Georgia về vật chất và tinh thần.


Back to Radio Veritas Asia Home Page