Cuôïc phỏng vấn
Ðức Tổng Giám Mục Jean Louis Tauran
dành cho Tuần Báo Famiglia Cristiana
về chiến tranh tại Kosovo

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Cuôïc phỏng vấn Ðức Tổng Giám Mục Jean Louis Tauran dành cho Tuần Báo Famiglia Cristiana về chiến tranh tại Kosovo.

Tuần báo Gia Ðình Kitô (Famiglia Cristiana) số 15, ra ngày Chúa Nhật 18.04.99 đăng bài phỏng vấn, Ðức Tổng Giám Mục Jean Louis Tauran, phụ trách liên lạc với các nước có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh (chức vụ tương đương với Bộ Trưởng Ngoại Giao), dành cho Franco Pierini, đặc phái viên của Tuần Báo, về chiến tranh tại Kosvo hiện nay. Sau đây là bản dịch bài phỏng vấn nầy.

Hỏi - Thưa Ðức Cha, nhiều lần trong những ngày này các nhà bình luận đã nói đến một sự thay đổi lập trường của Tòa Thánh về chiến tranh tại Kosovo. Ðức Cha có thể giải thích tại sao các nhà bình luận này lại rơi vào sự hiểu lầm như vậy?

Ðáp - Tôi không thấy có một sự thay đổi nào cả. Trong lãnh vực Tín Lý, lập trường của Tòa Thánh là lập trường đã được Công Ðồng Vatican II, Giáo Huấn của các Vị Giáo Hoàng và Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo trình bày rõ ràng. Trong lãnh vực thực hành, Tòa Thánh đã luôn luôn tìm áp dụng các nguyên tắc này, dù nhận thấy rằng việc áp dụng vào một trường hợp cụ thể không phải dễ dàng. Trong trường hợp miền Balcan, Tòa Thánh luôn luôn ước mong rằng các vấn đề chính trị được giải quyết bằng đối thoại trong sự tôn trọng lịch sử và quyền lợi, dù công nhận rằng: cũng cần có bổn phận can thiệp nhân đạo, bởi vì không một Quốc Gia nào có thể vi phạm các quyền con người, che giấu sau bức bình phong của chủ quyền quốc gia. Ðây là một biến chuyển quan trọng của công pháp quốc tế trong những năm vừa qua.

Trong trường hợp Kosovo, chúng ta hết thảy đã là những chúng nhân về một hoạt động mạnh mẽ, liên lỉ về ngoại giao từ nhiều tháng nay, nhằm ủng hộ một giải pháp nhằm cổ võ việc chung sống hòa bình giữa các dân tộc tại Kosovo. Ðã quá rõ ràng: trách nhiệm của sự lựa chọn như vậy là thuộc những người đã lựa chọn như vậy và coi sự lựa chọn của mình là thuận lợi.

Tòa Thánh đã ghi nhận quyết định như vậy, nhưng đã tìm cách làm cho họ suy tư về những hậu quả của biện pháp đã được họ chấp nhận.

Hỏi - Tòa Thánh đã mời gọi Cộng Ðồng quốc tế công nhận những lý lẽ của "quyền lợi và lịch sử" để đạt tới việc thoát ra khỏi chiến tranh. Ðức Cha có thể cho biết, cách rõ ràng trong những danh từ dễ hiểu và phổ biến hơn, Tòa Thánh có ý chủ trương gì?

Ðáp - Cần phải lưu ý rằng, một bên, Serbia đòi lại cho mình những dữ kiện lịch sử sáng lập về căn cước của mình và những dữ kiện này đã ăn rễ sâu vào Kosovo, và đàng khác, đa số người dân cư ngụ tại Kosovo lại thuộc chủng tộc Albania.

Xét rằng miền này thuộc Châu Âu, điều quan trọng là các giải pháp cần được tìm kiếm trong gia tài luật pháp riêng của truyền thống Châu Âu, truyền thống này dựa trên nền dân chủ, trên việc tôn trọng các quyền của con người và trên việc lưu hành tự do của con người và tài sản. Không thiếu những bằng chứng như vậy, thí dụ các bản văn của Hội Ðồng Châu Âu và của Tổ Chức về An Ninh và Cộng tác Âu Châu (Osce, chữ tắt của Organisation de Sécurité et Coopération de l’Europe) Những giải pháp và những công thức của việc chung sống hòa bình giữa các dân tộc phải múc lấy từ nơi những nguồn mạch này.

Hỏi - Ðức Cha đã gặp Tổng Thống Milosevic ít ngày trước lễ Phục Sinh Công Giáo. Tại sao, theo quan điểm của Ðức Cha, đề nghị đình chiến từ lễ Phục Sinh Công Giáo đến lễ Phục Sinh Chính Thống đã không được chấp nhận?

Ðáp - Tôi xin minh xác ngay là Tòa Thánh đã yêu cầu đình chiến không những nơi Tổng Thống Milosevic, nhưng cả nơi Tổng Thống Clinton và Tổng Thư Ký NATO nữa. Mục đích của cuộc đình chiến này do ÐTC yêu cầu, là để cho người dân sống trên lãnh thổ Cộng Hòa Liên Bang Yougoslavie được hưởng một chút sự bình thản và hòa bình trong dịp Ðại Lễ của Kitô Giáo, đồng thời cũng để cho các phe đang chiến đấu với nhau, có được ít ngày suy tư. Khi người dân bị cưỡng bức bỏ nhà cửa hay khi các trái bom rớt xuống, thì dĩ nhiên không phải là lúc thuận lợi cho hoạt động ngoại giao và cho việc điều đình. Vì thế, Chúa Nhật Lễ Lá, ÐTC không ngần ngại quả quyết: "Lúc nào cũng là giờ của hòa bình. Không bao giờ có thể nói: đã quá trễ, để đối thoại, để điều đình". Do đó chúng ta chờ đợi các vị đóng vai chính của cơn khủng hoảng, đón nhận sáng kiến này, để làm cho hòa bình chiến thắng.

Hỏi - ÐTC đã nhiều lần mời gọi các phe tranh chấp điều đình và đã nói đến "việc mở hành lang nhân đạo để cứu trợ cho các người tị nạn", với mục đích làm cho họ trở lại nhà của họ. Theo nhận xét của Ðức Cha, cái gì đã ngăn chặn lời kêu gọi như vậy?

Ðáp - Các khó khăn do sự kiện này là hành lang nhân đạo nầy phải được kèm theo bằng những điều kiện rõ ràng: đình chỉ các cuộc hành quân và việc thanh trừng chủng tộc về phía chính phủ Liên Bang Belgrad và ngừng các cuộc dội bom về phía NATO; việc trở về của các người tị nạn và di tản với sự giúp đỡ của các tổ chức nhân đạo, nhưng các tổ chức này phải được bảo đảm bởi một lực lượng can thiệp quốc tế, được mọi người tín nhiệm. Và tất cả các điều này đòi những nhượng bộ lẫn nhau; nhưng những nhượng bộ này hiện nay chưa chín muồi.

Trong lúc chờ đợi, một phong trào rộng lớn của tình liên đới bắt đầu họat động. Tôi phải thành thực nói: dân tộc Ý đang tham dự vào phong trào này với tinh thần quảng đại lớn lao. Tất cả các cơ quan Tòa Thánh đều dấn thân trong việc làm giảm bớt các đau khổ của chiến tranh. Phủ Quốc Vụ Khanh và chính Ðức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh, cũng như Hội Ðồng Công Lý và Hòa Bình và Hội Ðồng Ðồng Tâm (Cor Unum) đang hoạt động theo chiều hướng này. Chính vị chủ tịch Hội Ðồng Cor Unum, Ðức Tổng Giám Mục Paul Cordes, trong những ngày vừa qua, đã đến Albania để phối hợp việc cứu trợ Công Giáo. Rồi tại Belgrad, Tòa Sứ Thần luôn luôn hiện diện và hoạt động. Tất cả đều dấn thân trong một nỗ lực chung về hòa bình. Ðiều quan trọng là mọi người hiểu rằng Châu Âu không thể kết thúc Ngàn Năm thứ hai này, bị tàn phá bởi tai họa và bởi sự đau buồn.

Những tâm tình về nhân đạo, việc tôn trọng công pháp quốc tế và hòa bình cho mọi người phải tuyệt đối chiến thắng. Không bao giờ chúng ta sống hạnh phúc mà không có nhau, hay tệ hại hơn nữa, không bao giò chúng ta sống hạnh phúc, nếu chúng ta chống đối nhau.


Back to Radio Veritas Asia Home Page