Bài diễn văn từ giã
của ÐTC Gioan Phaolô
tại Phi Trường Rumani
ngày Chúa Nhật 9/05/99

Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Bài diễn văn từ giã của ÐTC Gioan Phaolô tại Phi Trường Rumani, ngày Chúa Nhật 9/05/99

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô Ðệ Nhị đã kết thúc chuyến viếng thăm ba ngày tại RUMANI. Tại Phi Trường, trong bài diễn văn từ giã, sau khi đã cám ơn Tổng Thống, cám ơn Ðức Giáo Chủ TEOCTIST, Giáo Chủ Giáo Hội Chính Thống Rumani, cám ơn các vị Giám Mục Công Giáo, cám ơn tất cả mọi người đã chuẩn bị cho chuyến viếng thăm, cám ơn mọi người đã đón tiếp ngài, ÐTC nhìn lại chuyến viếng thăm và đã nói như sau:

"Những ngày viếng thăm RUMANI là những ngày đầy cảm xúc sâu xa mà Tôi được cảm nghiệm cách mãnh liệt và sẽ còn khắc ghi mãi trong tâm hồn. Chúng ta lãnh nhận như là một món quà từ bàn tay của Thiên Chúa, (lãnh nhận) những biến cố mà chúng ta đã cùng nhau tham dự vào, với niềm tin tưởng là những biến cố nầy sẽ làm phát sinh những hoa trái ân sũng cho những người Kitô cũng như cho toàn dân chúng tại Rumani. Ðất nước của anh chị em đã được khắc ghi nơi những gốc rễ của nó, một ơn gọi đại kết đặc biệt. Do bởi vị trí địa lý và do bởi lịch sử dài của đất nước, do bởi văn hóa và truyền thống, Ðất Nước Rumani như thể là một Ngôi Nhà trong đó Ðông và Tây Phương gặp nhau trong một cuộc đối thoại tự nhiên.

Và ở đây, Giáo Hội hít thở, một cách đặc biệt hiển nhiên, với hai buồng phổi của mình. Trong những ngày qua, chúng ta đã có thể cảm nghiệm được điều đó. Chúng ta hiện diện bên cạnh nhau, người nầy bên cạnh người kia, như đã xảy ra như thế với Phêrô, Anrê và những vị tông đồ khác nữa, tất cả quy tụ với nhau trong lời cầu nguyện chung với mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa, tại phòng tiệc ly đầu tiên; chúng ta đã sống qua một lễ hiện xuống thiêng liêng mới. Luồng Gió Chúa Thánh Thần đã thổi mạnh xuống trên mặt đất nầy, và đã thôi thúc chúng ta hãy sống vững mạnh hơn trong sự hiệp thông, và can đảm hơn trong việc rao giảng Phúc Âm. Ngôn ngữ mới đã được trao cho chúng ta, ngôn ngữ của việc hiệp thông huynh đệ, chúng ta đã thực hành nó; và chúng ta nếm được sự dịu dàng, vẽ đẹp, sức mạnh và sức hữu hiệu của sự hiệp thông huynh đệ nầy.

Vào lúc cánh cửa Ngàn Năm thứ ba sắp được mở ra, chúng ta được mời gọi đi ra khỏi những giới hạn thông thường của mình, để làm cho người ta cảm nghiệm được một cách mạnh mẻ hơn luồng gió của lễ Hiện Xuống, nơi những quốc gia của đại lục Âu Châu cổ xưa nầy và cả cho đến tận cùng trái đất. Buồn thay, tiếng động đầy hăm dọa của các vũ khí, xem ra thắng thế trên những giọng điệu thuyết phục của tình yêu thương và việc bùng nổ ra những bạo lực đang gây nên những vết thương mà người ta đang cố gắng làm cho lành lại, với sự kiên nhẩn và với nhiều cực nhọc.

Tôi lặp lại ước mong rằng cuối cùng sẽ đến lúc hạ bỏ khí giới xuống, để trở lại gặp nhau và mở ra những đối thoại mới và hiệu nghiệm hơn để sống hiệp thông và hòa bình! Trên bình diện nầy, những người Kitô có một vai trò quan trọng, bất luận họ thuộc về cộng đoàn Ðức Tin nào. Những người Kitô ngày nay được mời gọi sống và biểu lộ một cách can đảm hơn nữa tình huynh đệ của họ, ngỏ hầu những dân tộc có thể được khuyến khích, cả được thúc đẩy nữa, để gặp lại và cũng cố điều liên kết họ chung lại với nhau. Biến cố thiêng liêng mà chúng ta đã trải qua, được chúc lành bởi thánh Demetrio và bởi những vị thánh tử đạo của những thập niên qua, là một kinh nghiệm cần được duy trì và thông truyền, trong niềm hy vọng rằng ngàn năm mới đang mở ra trước mắt chúng ta, trở thành thời gian của sự hiệp thông đã được canh tân giữa các Giáo Hội Kitô và là thời gian của sự khám phá tình huynh đệ giữa các dân tộc. Ðây là giấc mơ mà tôi mang theo với mình, khi từ giả mảnh đất thân yêu nầy.

Tôi muốn trao phó giấc mơ (xây dựng tình huynh đệ giữa các dân tộc) cho tất cả anh chị em. Một cách đặc biệt, tôi muốn trao phó giấc mơ nầy cho các bạn trẻ. Phải, hỡi những người trẻ của Rumani thân mến, Cha muốn trao phó giấc mơ nầy cho chúng con. Cha đã muốn đích thân gặp chúng con; nhưng tiếc là không thể được. Chiều nay, Cha muốn lấy những lời sau đây đã được thánh tông đồ Phêrô dùng vào chiều ngày lễ Hiện Xuống, để loan báo cho những ai đang nghe ngài giảng về việc Thiên Chúa thực hiện lời đã hứa; Thánh Phêrô đã nhắc lại như sau: "Ta sẽ đỗ tràn Thánh Thần ta trên mọi người; các con trai con gái của các người sẽ nói tiên tri, những người trẻ sẽ có những thị kiến và những người già sẽ có những giấc mơ" (TÐCV 2,17). Hỡi các bạn trẻ thân mến, trong những ngày nầy, Chúa Thánh Thần trao cho chúng con "giấc mơ" của Thiên Chúa: ước chi tất cả mọi người được trở nên thành phần của gia đình Ngài, ước chi tất cả những người Kitô trở nên một. Chúng con hãy bước vào ngàn năm mới với giấc mơ nầy! Chúng con, những người đã được giải phóng khỏi sự khinh hoàng của chế độ độc tài cộng sản, chúng con đừng để mình bị lường gạt bởi những giấc mơ giả tạo và đầy nguy hiểm của chủ nghĩa tiêu thụ. Những giấc mơ giả tạo này cũng giết chết tương lai. Chúa Giêsu làm cho chúng con mơ về một đất nước Rumani mới, một nơi mà Ðông và Tây có thể gặp nhau trong tình huynh đệ. Ðất Nước RUMANI nầy được trao phó cho đôi tay chúng con. Chúng con hãy cùng nhau xây dựng nó, và với lòng can đảm. Chúa trao phó Ðất Nước Rumani chochúng con. Chúng con hãy tin tưởng phó thác vào Ngài, vừa biết rõ rằng "nều Thiên Chúa không xây nhà, thì những người thợ xây có cực nhọc làm việc cũng vô ích thôi" (TV 126 (127),1).

Xin Chúa chúc lành cho Ðất Nước Rumani. Xin ngài chúc lành cho dân tộc Rumani và cho Aâu Châu!

Ðó là những lời cuối cùng của ÐTC trước khi lên máy bay trở về lại Roma, tối Chúa Nhật mùng 9/05/99, kết thúc ba ngày viếng thăm Rumani, tại một địa điểm Thủ Ðô Bucarest. Các quan sát viên đều cho rằng những biến cố của ngày viếng thăm cuối cùng, tức ngày Chúa Nhật 9/05/99, là cao điểm của chuyến viếng. Hình ảnh ÐTC Gioan Phaolô II và Ðức Giáo Chủ TEOCTIST, Giáo Chủ Chính Thống Giáo RUMANI, ôm hôn nhau, và cùng nhau ban Phép Lành cho dân chúng, hình ảnh đó mang nặng ý nghĩa lịch sử, và mở lại con đường hòa giải, bắt đầu vượt qua biến cố chia rẽ vào năm 1054, từ lúc khởi đầu Ngàn Năm Kitô thứ hai, nay sắp chấm dứt. Nguyện ước sâu xa của ÐTC Gioan Phaolô II được chính ngài nhắc lại trong giây phút lịch sử tại thủ đô Bucarest là: "Nếu vào năm 2000, lúc bước vào Ngàn Năm Kitô thứ ba, những người Kitô chúng ta chưa được hiệp thông trọn vẹn như Chúa Kitô muốn, thì ít ra chúng ta không còn chia rẽ với nhau nhiều nữa, không con xa cách nhau thật xa nữa, mà đã bắt đầu xích lại gần hau hơn".


Back to Radio Veritas Asia Home Page