Hoàn cảnh của người Kitô
tại các Bang ở miền Bắc Nigeria

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Hoàn cảnh của người Kitô tại các Bang ở miền Bắc Nigeria.

 Hoàn cảnh của người Kitô tại các bang ở miền Bắc Nigeria đang gặp nhiều khó khăn kể từ khi luật Sharia của Hồi Giáo được ban hành.

 Zamfara là bang đầu tiên luật Sharia được mang ra áp dụng, bắt đầu có hiệu lực từ cuối tháng Giêng năm 2000. Các hình phạt cho những ai vi phạm luật này gồm có ném đá cho đến chết, chặt tay, hay đánh roi.

Kế hoạch của chính quyền bang Kaduna, nằm kề bang Zamfara, muốn ban hành luật Sharia, đã gặp sự chống đối mãnh liệt từ phía người Kitô và dẫn tới những cuộc bạo động đẫm máu hồi năm ngoái. Có ít nhất là 2000 người đã bị thiệt mạng trong những trận chiến giữa người Kitô và hồi giáo tại bang này. Tỉ lệ người Kitô tại Kaduna cao hơn người Hồi Giáo vì thế người Kitô tại bang này không dễ dàng chấp nhận phải sống dưới luật Hồi Giáo như tại các bang khác.

 Nigeria là quốc gia đông dân số nhất tại Châu Phi, phỏng lượng từ 80 đến hơn 120 triệu dân. Nhóm sắc tộc chính của Nigeria sống tại 2/3 lãnh thổ phía Bắc là sắc tộc Hausa-Fulani. Hầu hết người sắc tộc này theo Hồi Giáo. Miền Tây Nam Nigeria là nơi có đa số theo sắc tộc Yoruba. Phân nửa số người Yoruba theo Kitô và nửa kia theo Hồi Giáo. Nhóm sắc tộc chiếm đa số sống tại miền Ðông Nam Nigeria là Igbo, phần lớn theo Công Giáo. Toàn diện thì phân nửa dân số Nigeria theo Hồi Giáo, 40 % theo Kitô giáo và 10 % còn lại theo các tôn giáo truyền thống của người bộ tộc.

 Sunni là phái Hồi Giáo chính. Dân số Kitô thì bao gồm Công Giáo, Anh Giáo, tin lành Baptist, Methodist và các nhóm tin lành Pentecost. Người công giáo chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số người theo Kitô giáo.

 Vào tháng Giêng năm 1999, sau 15 năm sống dưới quyền cai trị của quân đội, Nigeria có vị tổng thống dân cử đầu tiên, được bầu lên theo đường lối dân chủ. Ðó là ông Olusegun Obasanjo của đảng Dân Chủ Nhân Dân có chủ trương ôn hòa. Oâng Obasanjo chính thức lên nắm quyền tổng thống vào tháng 5. Ðảng Dân Chủ Nhân Dân cũng chiếm đa số ghế tại lưỡng viện quốc hội.

 Kể từ sau ngày được độc lập, quyền lực thay phiên nhau nằm trong tay những kẻ bất tài và tham nhũng, khi thì thuộc phe dân sự, khi thì là phe quân đội với chủ trương cai trị độc ác. Phần lớn nguồn lợi tức từ dầu hỏa đã bị tham nhũng và phung phí bởi các nhà lãnh đạo bất chính. Lợi tức hằng năm mỗi đầu người sụt giảm gần phân nửa trong vòng 20 năm qua.

 Theo tờ Telegraph xuất bản tại Anh Quốc vào hôm 20 tháng Giêng vừa qua, cuộc tranh chấp giữa người Hồi Giáo và Kitô giáo tại Nigeria tái phát liền sau khi tổng thống Obasanjo lên nắm quyền. Oâng Obasanjo là một Kitô hữu người sắc tộc Yoruba. Cũng nên nói ở đây là trong vòng 40 năm qua, tất cả những người lên nắm quyền tại Nigeria đều là người Hồi Giáo thuộc sắc tộc Hausa-Fulani, đến từ miền Bắc. Sự chia rẽ giữa Bắc và Nam, giữa người Hồi và người Kitô, một phần cũng do những yếu tố lịch sử. Năm 1914, Nigeria trở thành một thể chế chính trị qua việc sát nhập hai lãnh thổ Nam và Bắc, dẫn đến sự kết hợp các nhóm độc lập. Thực dân Anh trao quyền cai trị Nigeria cho hai sắc tộc Hausa và Fulani theo Hồi Giáo. Dựa vào thế này, người kitô theo sắc tộc Yorubas trở nên thành phần bị trị và chịu sống dưới thế của người Hồi Giáo.

 Trong bản thông tin của tháng Giêng và tháng Hai, tổ chức có tên là Compass Direct đã tường thuật rộng rãi về các cuộc tranh chấp giữa người Kitô và Hồi Giáo tại Nigeria. Trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 2000, có hơn 30 vụ tranh chấp tôn giáo lớn được ghi nhận tại miền Bắc Nigeria. Hàng chục ngàn người Kitô và Hồi Giáo bị thiệt mạng, hàng trăm nhà thờ và đền thờ bị phá hủy. Vào đầu tháng Hai vừa qua, bang Zamfara mừng kỷ niệm 1 năm ngày luật Sharia được ban hành. Theo bản tin của hãng thông tấn AFP vào hôm mùng 4 tháng 2, người Kitô tại bang Zamfara nói rằng họ đang bị đối xử như là những "công dân hạng hai". Có thể nói Zamfara là bang cực đoan nhất trong việc đòi dân chúng tại đây tuân theo luật Sharia. Ðầu năm ngoái, chính quyền đã chặt tay của một người đàn ông về tội ăn cắp gia súc. Tháng Giêng năm nay, họ đã đánh phạt một thiếu nữ 100 roi về tội có thai mà chưa cưới nhau. Thiếu nữ này nói là cô đã bị cưỡng bức nhưng lại không có người đàn ông nào bị trừng phạt. Một bản tin của hãng thông tấn PanAfrican mới đây loan báo là một bang khác ở miền Nam là bang Borno đã thiết lập một Uûy Ban-25 thành viên để tìm cách ban hành luật Sharia. Tính đến nay đã có hơn 12 trong số 19 bang tại miền Bắc được cai trị bằng luật Sharia của Hồi Giáo.

 Hãng thông tấn AFP đã trích lời của linh mục Linus Awahe, chủ tịch Hiệp Hội Kitô Nigeria tại bang Zamfara, về tình trạng kỳ thị người Kitô như sau: "Zamfara có rất nhiều vấn đề về nạn kỳ thị tôn giáo. Tại Zamfara này, người Kitô như chúng tôi bị đối xử như những công dân hạng nhì. Chúng tôi không được phép làm việc cho chính phủ, không được quyền dạy trong trường học, và cũng không được xuất hiện trên radio hay truyền hình."

 Ðứng trước tình trạng căng thẳng tôn giáo trong nước hiện nay, các nhà lãnh đạo Kitô cảnh cáo rằng, sức chịu đựng của người Kitô cũng có giới hạn. ÐTGM công giáo, Olobunmi Okojie của TGP Lagos thì cho rằng hệ thống pháp lý hiện nay của Nigeria sẽ không có hiệu quả bởi vì Nigeria không phải là một nước Hồi Giáo. Mục sư Sunday Mbang của một giáo hội Tin Lành đã phát biểu như sau: "Trong tư cách là những công dân theo Kitô giáo của Nigeria, chúng tôi xác quyết Kitô giáo là tôn giáo của chúng tôi và người ta không thể làm cho chúng tôi thay đổi niềm tin này. Chúng tôi sẽ tiếp tục kiên trì và tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo của chúng tôi. Một vị GM tin lành khác là ÐC Mike Okonkwo, chủ tịch Hội Tin Lành Pentecostal Nigeria phê bình như sau: "Bất cứ sự gì cản trở việc thực hành quyền tự do thờ phượng và tự do tôn giáo như được ghi trong hiến pháp Nigeria sẽ bị chống đối bởi tất cả sức mạnh mà Thiên Chúa, Ðấng Jehovah đã ban cho chúng tôi".

 Trong bản tin loan đi vào trung tuần tháng 2 vừa qua, tổ chức Compass Direct cho biết trong thời gian gần đây, người Hồi Giáo đã nhiều lần tấn công người Kitô. Tại bang Sokoto, những người Hồi Giáo cực đoan đang nhắm vào các phụ nữ Kitô để xâm phạm tiết hạnh. Mục sư Momo James cho biết như sau: "Người Kitô và luôn cả các mục sư tại Sokoto đang bị đe dọa bằng nhiều cách khác nhau. Thí dụ như họ bị đuổi khỏi nhà họ đang mướn mà không cần lý do gì và cũng không được báo trước, bị dọa nạt và các vụ xâm phạm tiết hạnh, đặc biệt trên những phụ nữ người Kitô, đang gia tăng. Uûy Ban đặc trách Kế Hoạch tại Thành Thị và Các Vùng Phụ Cận của bang Sokoto cũng đang mở chiến dịch đập phá các nhà thờ. Nhiều nhà thờ và cơ sở của người Kitô đã bị phá sập. Mối đe dọa sẽ có nhiều nhà thờ và cơ sở bị phá hủy trong tương lai càng làm cho người Kitô lo sợ. Ngày mùng 9 tháng Giêng vừa qua, những người Hồi Giáo cực đoan tại nhiều bang ở miền Bắc đã nổi loạn và tấn công vào các nhà thờ và cơ sở của người Kitô. Những vụ tấn công này xảy ra tại thủ phủ các bang Adamawa, Yobe, Sokoto và Borno. Ngày đó có nguyệt thực và những người Hồi Giáo này cho rằng hiện tượng này xảy ra vì tội lỗi của những người không theo Hồi Giáo, cụ thể là do tội lỗi của những người Kitô. Tại Zamfara, thống đốc của bang này đã dùng áp lực để buộc một trường công giáo phải trở thành trường Hồi Giáo. Chính vị thống đốc này đã cùng với một nhóm người Hồi Giáo xông vào một thánh đường và đập phá bàn thờ.

 Trong chuyến viếng thăm kéo dài hai tuần tại Nigeria mới đây, ÐTGM George Carey của Anh Giáo nhìn nhận là Kitô giáo đang xuống dốc tại bang Zamfara ở miền Bắc kể từ khi luật hồi giáo Sharia được ban hành. Vì vậy, nhiều người Kitô tại bang này đã phải di chuyển đi nơi khác trong nỗi tuyệt vọng, khi họ không thể xây nhà thờ, tự do thờ phượng và dạy các môn học Kitô giáo trong trường học. Những gì nói ở trên đây rõ ràng cho thấy, ít ra đối với riêng bang Zamfara, luật Sharia không có chỗ để người Hồi Giáo thực thi tinh thần khoan nhượng tôn giáo. (Zenit 20/02/2001)
 
 


Back to Radio Veritas Asia Home Page