(VH, Dallas Morning News 25/3/2001) - Trong những lần vận động tranh cử tổng thống cách đây vài tháng, tổng thống George Bush của Hoa Kỳ đã hứa là nếu đắc cử, Châu Mỹ La Tinh sẽ là vùng được ông chú trọng nhiều trong chính sách đối ngoại của chính phủ Hoa Kỳ. Ông Bush đã giữ đúng lời hứa này sau khi chọn Mêhicô là quốc gia đầu tiên ông đến viếng thăm sau ngày lên làm tổng thống. Tuy nhiên trong những ngày vừa qua, Á Châu đang bắt đầu được nói đến nhiều và trở thành đề tài tranh luận trong các cuộc họp và tranh luận chính trị ở Washington. Và trong khi Á Châu có thể chưa trở thành ưu tiên hàng đầu của tân tổng thống Hoa Kỳ, cuộc gặp gỡ của ông Bush với thủ tướng Nhật Bản và phó thủ tướng Trung Quốc hồi tuần trước đã nói lên tầm mức quan trọng của Á Châu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Theo cái nhìn của các nhà phân tích và chuyên gia về đối ngoại thì Á Châu sẽ là vùng được tổng thống Bush và các cộng sự viên của ông lưu ý cách đặc biệt. Chính sách của Hoa Kỳ tại Á Châu có những ảnh hưởng và hệ quả nghiêm trọng như thế nào đối với Hoa Kỳ, đó là đề tài chúng tôi xin được bàn đến trong mục Thời sự quốc tế tuần này.
Mới đây, ông James Lilley, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Hàn và Trung Quốc và hiện nay đang làm việc tại Học Viện Nghiên Cứu về Á Châu ở Washington, đã đưa ra nhận định như sau về tầm quan trọng của Á Châu đối với Hoa Kỳ dưới quyền lãnh đạo của tổng thống George Bush: "Chính tổng thống Bush đã nói là ông sẽ chú trọng nhiều đến Châu Mỹ La Tinh, nhưng tôi nghĩ về lâu về dài Á Châu sẽ là nơi sẽ có nhiều hệ quả (stakes) hơn đối với Hoa Kỳ". Ðối với Hoa Kỳ, các vấn đề nghiêm trọng bao gồm từ quan hệ của nước này đối với Trung Quốc, tới tình trạng kinh tế bệnh hoạn hiện giờ của Nhật, quan hệ an ninh giữa Hoa Kỳ và Nhật đang gặp rắc rối vì những sự kiện gần đây như vụ một tiềm thủy đĩnh Hoa Kỳ làm đắm một chiếc tàu nghiên cứu của Nhật gây thiệt mạng cho những người trên tàu-những vụ tai tiếng gây ra bởi các binh sĩ Hoa Kỳ đang trú đóng tại căn cứ quân sự ở Okinawa, cho đến tiến trình cởi mở quan hệ chậm rãi giữa Nam và Bắc Hàn, rồi nguy cơ về một cuộc chiến tranh nguyên tử và khủng bố từ phía Hồi Giáo trong vùng Nam Á. Trong khi ông James Lilley nói ông không nghĩ là Hoa Kỳ sẽ mau chóng thay đổi chính sách của nước này ở Á Châu, nhưng các chuyên gia khác mong đợi sẽ có một sự chuyển hướng về chính sách ngoại giao từ các cộng sự viên của tổng thống Bush đối với Á Châu.
Tiến sĩ Carlyle Thayer, giáo sư tại Trung Tâm Nghiên Cứu về An Ninh Á Châu Thái Bình Dương tại Honolulu phân tích về vấn đề này như sau: "Toán đặc trách về chính sách đối ngoại của chính phủ Bush đang nghiêng về chiều hướng thực tiễn đối với Á Châu. Họ muốn nhấn mạnh tới tầm quan trọng về vấn đề an ninh quốc gia và giá trị của các nước đồng minh của Hoa Kỳ tại vùng này. Chính sách này khác hẳn với những thay đổi mà chính phủ Clinton trước đây đã áp dụng nghiêng nặng về các quan hệ ngoại giao, mậu dịch và tự do hóa kinh tế. Thật thế, trong thời gian vận động tranh cử, tổng thống Bush hứa hẹn là một lần nữa Hoa Kỳ sẽ đối xử với Nhật như là một đồng minh chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ tại Á Châu, củng cố quan hệ về mặt an ninh lâu dài với các đồng minh như Nam Hàn, và sẽ coi Trung Quốc là một đối thủ chiến lược hơn là một đồng minh chiến lược như các viên chức trong thời cựu tổng thống Clinton đã làm. Một yếu tố quan trọng khác nữa trong chính sách đối ngoại với Á Châu của ông Bush là tăng cường sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Ðài Loan, là vùng đất mà Trung Quốc coi là một tỉnh nổi loạn. Tất cả những vấn đề này, theo tiến sĩ Thayer, chắc chắn sẽ làm căng thẳng thêm quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, một điều mà ông cũng như các nhà phân tích khác đều đồng ý là yếu tố nghiêm trọng nhất trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Á Châu. Dĩ nhiên, người ta cũng biết rõ là khi lên nắm quyền tổng thống vào năm 1992, cựu tổng thống Clinton cũng đã hứa là ông sẽ áp dụng một chính sách cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, nhưng rút cuộc ông đã tìm mọi cách để củng cố quan hệ này tốt hơn, ít ra là cho đến khi xảy ra vụ quân đội Hoa Kỳ thả bom vào tòa đại sứ Trung Quốc ở Yugoslavia vào năm 1999.
Hôm thứ tư (21/03/2001) và thứ năm (22/03/2001) tuần trước, tổng thống Bush và các cộng sự viên cao cấp của ông đã hội kiến với phó thủ tướng Trung Quốc, ông Qian Qichen (Tiền Kỳ Sâm). Các cuộc thảo luận song phương đã gợi ý thêm một chút về chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong tương lai. Ðề tài nói chuyện được tập chú vào mối quan ngại của Trung Quốc về dự tính của chính phủ Bush muốn thiết lập một màn chắn chống hõa tiễn để bảo vệ Hoa Kỳ khỏi những vụ tấn công bằng hõa tiễn từ đối phương, việc Hoa Kỳ sẽ bán thêm các loại võ khí tối tân hơn cho Ðài Loan, mối quan tâm của Hoa Kỳ về lời đe dọa là sẽ dùng biện pháp quân sự đối với Ðài Loan và tốc độ chậm chạp trong tiến trình cải tổ kinh tế theo kiểu thị trường tự do tại Trung Quốc. Các chuyên gia về Á Châu cho rằng, Ðài Loan sẽ là bài trắc nghiệm đầu tiên để thấy rõ tài đối ngoại của tổng thống Bush với Trung Quốc. Ðó là quyết định, Hoa Kỳ sẽ bán hay không bán thêm các loại võ khí tối tân cho Ðài Loan. Theo dự tính thì quyết định này sẽ được chính phủ Hoa Kỳ công bố vào tháng tư năm 2001. Làm thế nào để kiềm chế sự bất mãn của Trung Quốc một khi Hoa Kỳ xúc tiến chương trình thiết lập một màn chắn hỏa tiễn; và Hoa Kỳ sẽ năng động tới mức nào khi chạm đến tình trạng vi phạm nhân quyền và bách hại các nhân vật bất đồng chính kiến tại Trung Quốc.
Ông Sheldon Simon, một giáo sư về môn khoa học chính trị tại trường Ðại Học Bang Arizona phân tích như sau: "Chỉ cần một trong những vấn đề trên thôi cũng sớm để gây ra những hiềm khích giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tôi không nghĩ là chính phủ Bush muốn có một khởi đầu như thế. Mặt khác, chúng ta cũng có thể nói là nếu Hoa Kỳ chọn một chính sách cứng rắn thì Trung Quốc có lẽ sẽ trở nên mềm dẻo hơn. Ðây không phải là điểm quy chiếu của tôi, nhưng tôi nghĩ nó sẽ là một chiêu bài của chính phủ Bush, đặc biệt là trong các nhân vật của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ". Những người ủng hộ tổng thống Bush thì cho rằng, ông chỉ muốn có một quan hệ cân bằng hơn đối với Trung Quốc, khác với những gì mà mọi người thấy rõ là sự nhân nhượng quá mức của cựu tổng thống Bill Clinton. Theo đó, ông Bush sẽ chú trọng nhiều tới những vấn đề có ích lợi chung cho Hoa Kỳ và cả Trung Quốc, thí dụ như tìm ra một giải pháp ôn hòa cho vùng bán đảo Ðại Hàn, giúp Trung Quốc gia nhập làm thành viên của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới, và tìm cách ngăn chặn nạn khủng bố của Hồi Giáo tại các nước trong vùng Nam Á. Cùng lúc, Hoa Kỳ cũng sẽ chú trọng tới những vấn đề gây căng thẳng cho quan hệ của nước này với Trung Quốc, dĩ nhiên là trong đó có Ðài Loan. Hiện giờ, Hoa Kỳ đang tạm ngưng các cuộc trao đổi quân sự với Trung Quốc trong vòng ba tháng để chờ kết quả một báo cáo từ Ngũ Giác Ðài xem các cuộc trao đổi quân sự này có ích lợi cho cả hai bên hay không.
Quay sang quan hệ giữa
Hoa Kỳ và Nhật Bản, một số nhà
chính trị Hoa Kỳ đã than phiền
là tổng thống Bush đang nằm mơ
nếu ông nghĩ là Hoa Kỳ phải
lệ thuộc quá nhiều vào Nhật Bản
như là góc đá tảng cho chính
sách của Hoa Kỳ tại Á Châu.
Một số chuyên gia cho rằng, nền kinh
èo uột của Nhật từ một thập
niên qua đang làm suy yếu vị thế
của Nhật tại Á Châu. Thêm nữa
là các quốc gia ở Á Châu
vẫn chưa quên những hành động
tàn bạo và dã man của quân
đội Nhật Hoàng trong thời thập
niên 30 và 40. Thật khó lòng để
cho Nhật trở thành một thế lực
quân sự vì những nghi kỵ của
các nước Á Châu. Do đó
chọn Nhật làm một đồng minh chiến
lược về quân sự chỉ tạo
thêm gánh nặng cho Hoa Kỳ mà thôi.
Một thách đố khác nữa
cho chính sách của Hoa Kỳ ở
Á Châu là việc Nam và Bắc
Hàn đang xích lại gần nhau hơn.
Tổng thống Bush đã ngỏ ý nhiều
lần là ông không hoàn toàn
tin tưởng thiện chí của Bắc
Hàn. Trong cuộc hội kiến với
tổng thống Nam Hàn tại Tòa Bạch
Ốc mới đây, tổng thống
Bush đã bày tỏ một cách thận
trọng sự ủng hộ của ông trước
chính sách của tổng thống Kim Dae
Jung đối với Bắc Hàn. Các
cộng sự viên của ông Bush cũng
đặt nhiều nghi vấn về cam kết
của Bắc Hàn ngưng chương trình
chế tạo võ khí nguyên tử
và các loại hỏa tiễn tầm xa.
Bắc Hàn hết sức giận dữ
trước thái độ nghi kỵ này
của Hoa Kỳ và dọa là sẽ đình
chỉ các vòng thương thảo với
Nam Hàn. Một số người đã
lên tiếng ủng hộ tổng thống
Bush về quan niệm của ông đối
với Bắc Hàn. Cũng giống như
trường hợp của Trung Quốc,
họ cho là cựu tổng thống Clinton
đã tỏ ra quá nhượng bộ
đối với Bình Nhưỡng
nhưng lại chẳng được gì.
Tuy nhiên nhiều nhà phân tích ở
Á Châu thì lại cho rằng, Hoa Kỳ
có thể đang bỏ lỡ một
cơ hội để tạo sự ổn định
trong vùng Bán Ðảo Nam Hàn.