Indonesia (Ambon) - (Zenit 26/03/2001) - Một phụ nữ Hồi Giáo sống tại quần đảo Moluccas bên Indonesia đã viết một lá thư ngỏ để xin lỗi và công khai bày tỏ sự xấu hổ trong cộng đoàn hồi giáo của bà trước những vụ tấn công người kitô do bởi những người hồi giáo cực đoan.
Lá thư này vừa được hãng thông tấn Fides của bộ Truyền Giáo công bố vào hôm thứ hai (26/3/2001). Trong thư bà Miriam Abdullah tâm sự rằng: "Chúng tôi không biết nói gì với quí vị, đặc biệt là các anh chị em nạn nhân. Từ đáy lòng chúng tôi xin quí vị hãy tha thứ cho chúng tôi". Lá thư này được gửi tới một tín hữu kitô là cô Christina Sagat và các bạn của cô. Cô Christina Sagat là một phụ nữ công giáo, 32 tuổi. Cô là một trong số những người kitô đã bị tra tấn dã man và bị ép buộc phải chối bỏ đạo của mình trong một vụ tấn công bất ngờ của người Hồi Giáo địa phương vào tháng 11/2000 vừa qua. Bà Abdullah viết tiếp trong thư như sau: "Tôi rất đau buồn khi biết rằng, vào thời buổi hiện đại này mà nhiều người vẫn còn bị ép buộc chối bỏ đức tin của họ. Cộng thêm vào sự đau buồn này của tôi là sự kiện ép người kitô bỏ đạo này là do các anh em Hồi Giáo của tôi gây ra, chống lại các đồng hương người Indonesia".
Bà Abdullah cho biết, thoạt
đầu bà không tin những báo
cáo và tin tức về các vụ
bạo động, tấn công và ép
người kitô bỏ đạo. Tuy nhiên
khi những tin tức này được
quốc hội tại Anh và Hoa Kỳ cũng
như LHQ, chính phủ Úc và một số
bạn hữu Hồi Giáo của bà
xác nhận, thì bà phải chấp
nhận và rất đau buồn. Không
riêng một mình bà nhưng bà tin
là nhiều tín hữu hồi giáo
cũng cảm thấy như vậy. Bà tha
thiết đưa ra lời kêu gọi
trong thư như sau: "Tôi hy vọng và cầu
nguyện sao cho các lãnh tụ Hồi Giáo
biết khiêm nhường thay mặt chúng
tôi để lên tiếng và xin lỗi
các anh chị cũng như luôn cả
những tín hữu kitô khác?..
Tuy nhiên, một lá thư nhỏ này
khó lòng mà thuyết phục được
họ để lên tiếng. Việc hồi
giáo hóa cưỡng bức được
dựa trên một giả độ cho rằng
nếu toàn bộ dân chúng Indonesia đều
theo đạo Hồi, thì Indonesia sẽ trở
thành một quốc gia trật tự hơn,
không có biến loạn. Hiển nhiên
là trong số anh chị em Hồi Giáo
của tôi, có những người
đang nhắm mắt trước những
gì đang xảy ra tại các nước
khác như Iran và Afghanistan: thay vì hòa
bình, thì chỉ có hỗn loạn và
chuyên chế?. Tôi cũng hy vọng và
cầu nguyện cho chị, người bạn
kitô của tôi, sẽ không bị ám
ảnh bởi những mặc cảm và
hối hận vì đã chối bỏ
đức tin của mình trong một tình
cảnh bị tra tấn và ép bức
dã man. Tôi chắc chắn rằng Thượng
Ðế, Ðấng mà cả hai chúng
ta đều tin là có lòng thương
xót vô cùng, sẽ tha thứ cho
chị về vụ chối bỏ đạo
này. Chị không có tôi, nhưng
tội là ở những kẻ đã
ép buộc chị làm điều này
và đã đe dọa tới mạng
sống của chị."