Indonesia (Jakarta) - (UCAN IJ8180.1124 21/3/2001) - Trong một buổi điều trần công cộng trước các nhà lập pháp Indonesia mới đây, linh mục Matheus Notoseputro, tổng thư ký HÐGM Indonesia đã trích dẫn giáo huấn của Công Ðồng Vatican II, khi bàn về đề tài đoàn kết quốc gia.
Chủ đề của buổi điều trần này là: "Vai Trò của Các Nhà Lãnh Ðạo Tôn Giáo trong công tác xây dựng căn tính của nước Indonesia tiến tới hiệp nhất quốc gia". Nhiều đại diện của Phật Giáo, Ấn Giáo, Hồi Giáo và Tin Lành cũng có mặt tại buổi điều trần vào hôm 14/3/2001 vừa qua. Trong phần trình bày của mình, cha Notoseputro kêu gọi các lãnh tụ tôn giáo nên có lập trường rõ ràng về tôn giáo riêng của mình trong quan hệ với các tôn giáo khác. Lập trường này nên được thể hiện bằng một công thức mà theo cha phải cởi mở và đa nguyên, biết thừa nhận phẩm giá của con người và giá trị của các tôn giáo khác. Riêng với giáo hội công giáo thì công thức này được tìm thấy trong tài liệu của Công Ðồng Vatican II mang tựa đề ?Nostra Aetate?, tức là tuyên ngôn về quan hệ của giáo hội với các tôn giáo không phải là kitô giáo. Cha Notoseputro đã đọc một đoạn của tuyên ngôn, nói về quan hệ giữa kitô giáo và hồi giáo. Cha nói như sau: "Giáo hội công giáo rất kính trọng hồi giáo. Người Hồi Giáo tôn thờ một vị Thượng Ðế, Ðấng hằng sống, đầy quyền năng và hay thương xót, Người sáng tạo trời và đất và cũng nói chuyện với con người". Cha cũng đọc thêm một vài đoạn nói lên những nhận xét về kitô giáo và Hồi Giáo, kèm với những ca ngợi của người kitô đối với các tập tục của người Hồi.
Vị tổng thư ký
HÐGM Indonesia cũng ghi nhận thêm là
trong những thế kỷ qua đã có
nhiều tranh chấp và bất đồng
giữa hai tôn giáo. Và một lần
nữa dựa theo tuyên ngôn Nostra Aetate,
cha Notoseputro nói như sau: "Thánh Công Ðồng
Vaticanô II kêu gọi tất cả tín
hữu kitô cũng như hồi giáo
hãy quên đi quá khứ, và
nên thực hiện những nỗ lực
để tìm được sự
cảm thông với nhau, vì lợi
ích chung của nhân loại. Hãy cùng
nhau bảo vệ và thăng tiến hòa
bình, tự do, công lý xã hội
và các giá trị luân lý".
Cha cũng không quên kêu gọi các
nhà lãnh đạo tôn giáo hãy
đảm bảo rằng giáo huấn tôn
giáo của mình được luôn
bền vững nguyên tuyền (consistent),
không thay đổi hoặc bị lạm dụng
vì thế lực hay một quyền lợi
riêng không xứng đáng nào
khác. Cụ thể hơn cha kêu gọi các
vị lãnh đạo tôn giáo hãy
cảnh giác trước những âm
mưu của các chính trị gia, muốn
dùng tôn giáo vì mục đích
và lợi ích của riêng một
nhóm nào đó. Bất cứ
thay đổi nào trong các nguyên tắc
cơ bản của tôn giáo đều
sẽ làm cho các tín đồ bị
lẫn lộn và làm giảm đi năng
lực của tôn giáo trong việc xây
dựng một quan điểm về đời
sống cách toàn diện. Sự chia rẽ
cũng có thể xảy ra giữa những
người muốn giữ các nguyên
tắc tôn giáo và những kẻ
muốn xử dụng các nguyên tắc
này để mưu cầu lợi ích
cho riêng cá nhân. Sự chia rẻ nội
bộ của một cộng đồng tôn
giáo sẽ lan rộng và dẫn tới
sự chia rẽ sâu rộng hơn trong xã
hội. Tôn giáo là một năng lực
bên trong cởi mở tâm hồn
con người để biết xây dựng
một thế giới công bằng thích
hợp cho những con người sống
trong thế giới đó.