Tách rời khỏi những lôi cuốn của cuộc ïsống: đó là cái giá người Kitô phải trả
Tin Vatican - Ðời sống kitô đơn giản là một sự đáp ứng đối với Thiên Chúa, Ðấng đã yêu thương chúng ta trước. Sự đáp ứng này, nhất là trong thời đại tiêu thụ, đòi hỏi chúng ta tách rời khỏi những lôi cuốn của cuộc sống không đưa chúng ta đến với Thiên Chúa.
Ðó là tóm lược nội dung hai bài chia xẻ đầu tiên của ÐHY Francis George, TGM Chicago, trong buổi giảng phòng đầu tiên của tuần tĩnh tâm Mùa Chay cho ÐTC GP II và các nhân vật của giáo triều Roma vào sáng hôm thứ hai 05/3/2001. Trong tuần này, ÐTC ngưng tất cả các sinh hoạt chính thức của ngài để tập trung tư tưởng của ngài vào tuần tĩnh tâm. Trước đó vào trưa Chúa Nhật, ÐHY George đã đề ra mục tiêu cho 22 buổi suy tư cầu nguyện, nhắm vào chủ đề chung là: "Một đức tin cho tất cả các dân tộc: Canh Tân, Tự Do và Hiệp Thông với Ðức Kitô". Vị giảng phòng bắt đầu bằng việc chú trọng tới tiểu đề: sự tự do của con người chọn Thiên Chúa, với đức tin của riêng cá nhân và sống trong ý thức hoàn toàn. Ðể sống với kinh nghiệm này có nghĩa là "một sự canh tân tâm hồn, sự canh tân này bao hàm sự tách rời khỏi những lôi cuốn của cuộc sống. ÐHY Francis George đưa thí dụ của thánh Phêrô, vị giáo hoàng đầu tiên, người sau một đêm đánh được ít cá, đã quăng lưới lại vì tin lời của Chúa Giêsu, mặc dù khi ấy ông Phêrô không quen biết gì Chúa Giêsu. Kể từ đó, ông Phêrô đã sống một cuộc sống từ bỏ. Ông từ bỏ mọi sự: gia đình, công việc thường ngày, và bỏ luôn cả ngôn ngữ ông đang dùng hằng ngày. Sự từ bỏ này, theo ÐHY George, là cái giá để trở thành người Kitô, đặc biệt là cảm nhận của những người có trách nhiệm lãnh đạo cộng đoàn các tín hữu.
Bằng tiếng Ý có pha chút giọng Mỹ, ÐHY Francis George giải thích như sau: "Nhiều người trong anh em, khi đang phục vụ trong bối cảnh của giáo triều Roma, có kinh nghiệm riêng về cái giá mình phải trả, anh em cảm thấy có sự đau đớn khi phải từ bỏ quá nhiều điều có thể được coi là hợp lý và tự nhiên. Từ bỏ những gì gần gũi và quí mến đối với mình, không phải là dễ dàng và cũng không đơn giản. Ðiều đó đã xảy ra với thánh Phêrô và chúng ta cũng gặp hoàn cảnh tương tự. Từ bỏ những quan hệ gắn bó và tự nhiên để theo Chúa, tiếp tục là một thách đố không ngừng, luôn luôn nó đòi hỏi chúng ta phải canh tân, phải cần tới ơn giải phóng từ Thiên Chúa.
Trong bài giảng cấm
phòng thứ hai vào sáng thứ
hai, ÐHY Francis George tiếp tục bài giảng
ngày hôm qua với ghi chú rằng:
khi trở lại với mẻ lưới
đầy cá, Phêrô cảm thấy
ông không xứng đáng vì
gánh nặng tội lỗi của ông, và
ông cần ân sủng của Thiên Chúa.
Vì vậy, từ bỏ mọi sự
vẫn chưa đủ để đảm
bảo sự hiệp thông hoàn toàn
với Thiên Chúa. Hành động
của con người luôn phải được
đi trước bằng sự yêu
thương tự do từ chính Thiên
Chúa, bởi lẽ canh tân luôn luôn
là một hồng ân do Thiên Chúa
ban tặng. Trong lịch sử con người,
hồng ân dồi dào luôn luôn
đi trước mọi sự. Thí
dụ như tại Phi Châu từ một thế
kỷ qua, sự tăng trưởng về
mặt tinh thần của đại lục này
là một bằng chứng hiển nhiên
nhất về hành động của Thiên
Chúa, bởi vì những công
việc vĩ đại như thế không
thể phát xuất từ nỗ lực
riêng của con người. Sự trở
lại (conversion), vì thế, là một cái
gì hết sức sống động,
nó di chuyển giữa sự chọn
lựa của con người và hồng
ân của Thiên Chúa. Người
kitô được mời gọi khám
phá, rồi tái khám phá, và
không bao giờ mỏi mệt để
khám phá ra được rằng con
người được Thiên Chúa
yêu thương và tha thứ. (Zenit 05/3/2001)