Trong buổi tiếp kiến mới đây dành cho các Giám mục Nga đến Roma "viếng Tòa Thánh" (Ad limina), ÐTC nói rõ rằng: "Tại miền đất này, dù chỉ là một thiểu số, cộng đồng công giáo đã ăn rễ sâu trong lòng dân tộc. Trong suốt 70 năm, những người theo chế độ cộng sản vô thần đã không thành công trong việc xóa bỏ Cộng đồng này".
Ngày nay, trong lúc Giáo hội công giáo tại đây được tự do, một số người có niềm tin tôn giáo khác và một số chính trị gia lại muốn gây nên những khó khăn, bằng cách tố cáo Giáo hội công giáo có hành vi "bành trướng và chiêu mộ tín hữu". Nhưng thực ra, đàng sau những tố cáo không nền tảng này, họ nhằm đến những thủ đoạn và tham vọng khác.
Mới đây, vấn đề cộng đồng công giáo tại Nga trở nên sôi nổi. Những sôi nổi này có thể vì nhiều lý do: có lý do đến từ những lo lắng của Giáo hội chính thống trước chuyến viếng thăm tới đây của ÐTC tại Ukraine.
Tuỏng cũng nên nhắc lại rằng: Tại Ukraine, sau khi lấy lại nền độc lập vào năm 1990, Giáo hội chính thống chia thành hai phe: một phe chủ trương độc lập, tách rời ra khỏi Tòa Giáo chủ Nga. Ðể có hậu thuẫn, có thể Phe li khai khỏ Moscowa này muốn lệ thuộc vào Tòa Giáo chủ Constantinopoli. Tháng 5/2001, Ðức Bartolomeo đệ nhất, Giáo chủ chính thống Constantinopoli, sẽ viếng thăm Giáo hội chính thống li khai tại Ukraine. Ðây là một lo lắng cho Tòa Giáo chủ Moscowa. Trước đây cũng đã xảy ra trường hơp tương tự tại Estoni: sau khi Estoni, miền Baltique, lấy lại nền dộc lập, Giáo hội chính thống tại Estoni đã li khai khỏi Tòa Giáo chủ Moscowa và lệ thuộc vào Tòa Giáo chủ Constantinopoli.
Cũng vì những khó khăn nội bộ do chuyến viếng thăm của ÐTC tại Ukraine, nên Giáo hội chính thống tại đây, phe còn trung thành với Tòa Giáo chủ Moscowa, đã yêu cầu Ðức Gioan Phaolô II đình lại chuyến viếng thăm "vô thời hạn", một cách nói khác, hiểu như là "hủy bỏ chuyến viếng thăm". Nhưng, nếu ÐTC quyết định thực hiện chương trình viếng thăm tại Ukraine, xin ÐTC đừng tiếp đại diện của nhóm Giáo Hội Chính Thống Li Khai, hiện bị Tòa Giáo chủ Moscowa ra vạ tuyệt thông.
Ngoài những vận động công khai hoặc ngấm ngầm, và những lời tuyên bố "có vẽ gay gắt" trong lúc này, Giáo hội chính thống tại Nga còn dùng cả những thủ đoạn chính trị nữa. Ông Wladimir Zhirinovskij, phó chủ tịch quốc hội mới đây, chất vấn Ủy ban Ngoại giao Quốc hội Nga; Ông muốn biết vì lý do gì Thủ tướng chính phủ Nga, ông Mikhail Kasjianov, lúc ông đến Roma để gặp Chính phủ Ý, thì cũng lại đến thăm Vatican. Và Ông Wladimir Zhirinovskij, Phó chủ Quốc hội, cũng yêu cầu chính phủ Nga bày tỏ lập trường của mình về chuyến viếng thăm của Ðức Gioan Phaolô II tại Ukraine vào tháng sáu năm 2001.
Những thủ đoạn chính trị nầy, gián tiếp nhằm đến chính phủ yếu ớt của ông Mikhail Kasjianov. Ðây là những thủ đoạn chính trị do sáng kiến của ông Ghennadij Zhuganov, lãnh tụ đảng cộng sản Nga. Ông đang xin chữ ký của các bạn đồng nghiệp trong Quốc hội, để bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ của thủ tướng Kasjianov, với mục đích làm áp lực, để Tổng Thống Vladimir Putin giải tán Quốc hội và tổ chức cuộc bầu cử mới. Và với cuộc bầu cử mới, ông Zhuganov hy vọng sẽ chiếm được đa số tương đối và sau đó có thể làm mưa gió trên sân khấu chính trị Nga.
Những mưu mô và tham vọng trên đã thúc đẩy ông Wladimir Zhirinovskij nêu lên những vấn đề về tôn giáo, cách riêng về Giáo hội công giáo. "Thử hỏi chúng ta đã làm gì để cản trở sự bành trướng của Ðạo công giáo trên lãnh thổ Nga?". Ðây là câu hỏi, do Giáo hội chính thống Nga đặt ra cho Quốc hội Nga, vừa đồng thời biểu lộ nỗi lo lắng lớn lao của các vị lãnh đạo Giáo hội này. Cách đây ít tuần ông Wladimir Zhirinovskij, nhân vật chính trị được coi là cột trụ của Tòa Giáo chủ Nga, đã đến thăm Ðức TGM chính thống Cyril Smolensk, vị có trách nhiệm về Phân bộ Nội vụ của các tín hữu chính thống Nga. Trong cuộc gặp gỡ, hai bên đã thảo luận đến hai vấn đề gây lo lắng cho Giáo hội chính thống Nga: Phe "rối đạo", tức Giáo Hội Chính Thống Ly Khai tại Ukraine và ảnh hưởng của Tòa Giáo chủ Constantinopoli tại Estoni và có thể tại cả Ukraine nữa. Hai bên thỏa thuận tổ chức chiến dịch phản đối và giải thích cho dân chúng thuộc Giáo Hội chính thống ly khaikhỏi Tòa Giáo chủ Moscowa, biết rằng việc thiết lập một Giáo hội tự trị và ly khai như vậy, là một điều sai lầm.
Ðứng trước những thủ đoạn tôn giáo và chính trị này, Ðức TGM Tadeusz Kondrusiewicz, Giám quản Tông Tòa toàn miền Nga Âu, đã công bố một bức thư, công khai bênh vực Giáo hội công giáo. Ngài nói: Sự phẫn nộ của chúng tôi phát xuất do sự kiện này là những người công giáo Nga, với tư cách là công dân của Ðất nước Nga của họ, và các cơ cấu của Giáo hội công giáo tại Nga, là những tổ chức tôn giáo, luôn luôn hành động phù hợp với luật pháp và hoàn toàn trung thành với nhà Cầm quyền hợp pháp.
Ðức TGM quả quyết: Các nỗ lực của chúng tôi luôn luôn nhằm đến việc đối thoại xây dựng, trong sự cộng tác với xã hội dân sự. Và, đàng khác, chúng tôi muốn theo đuổi sự tham dự của chúng tôi vào các công việc của Hội đồng Hợp tác và Hòa đồng cùng với các tổ chức tôn giáo khác, bên cạnh chính phủ Liên Bang Nga, cũng như trong các cơ cấu khác tương tự bên cạnh các cơ quan của Nhà Nước. Trong tất cả các môi trường này, ít ra cho tới lúc này, không một người nào đã tố cáo chúng tôi về "chủ nghĩa bành trướng", chiêu mộ tín hữu.
Ðức Cha Kondrusiewicz
viết thêm như sau: Nhân dịp nói
đến việc muốn ngăn cản sự
bành trướng của Ðạo công
giáo, do một văn kiện chính thức
của Quốc hội Nga cho Bộ Ngoại Giao Nha,
chúng tôi cảm thấy lo lắng và
suy nghĩ như sau: Quốc hội Nga là một
cơ quan đại diện quyền bính trung
ương, được mời gọi
bênh vực các quyền lợi của
tất cả mọi công dân trong xã
hội Nga, kể cả các nhóm thiểu
số tôn giáo. Các người
công giáo thuôïc nhóm thiểu số
tôn giáo này. Chúng tôi không
muốn nghĩ rằng, -- và không hề
nghĩ như vậy --- rằng vấn đề
này có thể đang khơi dậy một
chiến dịch chính trị thực sự
nghiêm trọng và gây lo lắng. Theo cái
nhìn của chúng tôi, trong trường
hợp này, chúng ta đứng
trước một lô các sự
không hiểu nhau hay hiểu lầm, do những
thiếu sót về thông tin. Và để
tránh những hiểu lầm này, chúng
tôi sẵn sàng đưa ra những
giải thích về các hoạt động
của Giáo hội công giáo tại Nga.
Những giải thích này sẽ có
thể thuận tiện và hữu ích
cho các cơ quan Chính phủ, cho Quốc
hội và cho cả Bộ Ngoại giao nữa.