Trong bài thời sự trước đây (09/3/2001), chúng tôi đã trình bày những khó khăn do phía Giáo hội chính Thống Nga và do phía một số Ðảng phái quốc hội, cách riêng Ðảng Cộng sản, đối với chuyến viếng thăm của Ðức Gioan Phaolô II tại Nga, một chuyến viếng thăm đã được nói đến từ năm 1989, từ thời cựu Tổng Thống Liên xô, ông Mikhail Gorbaciov, và sau đó, cựu Tổng thống Boris Eltsin cũng lặp lại lời mời của Tổng Thống Gorbaciov.
Nhưng Ðức Cha Tadeusz Kondrusiewicz, TGM Giám quản Tông Tòa Giáo phận Moscowa và toàn miền Nga Châu Aâu, có những nhận xét khác. Ngài tuyên bố: "Cho dù trong lúc này xem ra bị chống đối, tôi tin rằng chuyến viếng thăm của ÐTC tại Ukraine sẽ làm cho chuyến viếng thăm tại Nga được dễ dàng và gần kề hơn. Dĩ nhiên những phản ứng trong lúc này rất gay gắt và tại Moscowa bầu khí không thuận tiện do những căng thẳng gây nên; nhưng tôi nghĩ rằng: vào tháng sáu tới đây, người ta sẽ hiểu rõ chuyến viếng thăm này là một chuyến viếng thăm hòa bình, không làm mất mát gì cho các Giáo hội chính thống cả".
Tưởng cũng nên nhắc lại đây rằng: trong chuyến viếng thăm Tòa Thánh (Ad Limina) vừa qua của các Giám mục Nga (5 vị) tại Vatican, các Vị chủ chăn đã mời ÐTC viếng thăm. Và Ðức TGM Kondrusiewicz tuyên bố như sau: "Chúng tôi không tin rằng: Ðây là một việc không thể xẩy ra, bởi vì tôi không tin rằng: những phản ứng của Giáo hội chính thống thực sự là những phản ứng mà Ðức Volodymir Sabodan, TGM Kiev và toàn Ukraine, nói lên trong bức thư gủi cho ÐTC".
Ðức TGM Volodymir Sabodan, TGM chính thống Kiev (lệ thuộc Tòa Giáo chủ Moscowa) đã yêu cầu Ðức GP II đình lại chuyến viếng thăm hay ít ra không gặp các vị lãnh dạo hai Giáo hội chính thống "rối đạo" của Ukraine. Trong trường hợp ngược lại - bức thư viết tiếp - thì 42 giám mục của Giáo hội chính thống Ukraine, trung thành với Tòa Giáo chủ Moscowa, sẽ đi đến chỗ "đóng lại bất cứ mối quan hệ nào" với các Giáo hội và như vậy, sẽ chấm dứt thời kỳ của Công đồng chung Vatican II trong mối quan hệ giữa các tín hữu chính thống và công giáo".
Nhận xét của Ðức TGM Kondrusiewicz khác hẳn. Theo ngài, thì chuyến viếng thăm của ÐTC tại Ukraine "sẽ giúp xã hội Nga hiểu nhiều hơn sứ vụ của ngài, hiểu hơn ý chí của ÐTC sống trong hòa bình và theo đuổi sự hiệp nhất với các Giáo hội khác, nói tóm lại ý chí này được các Giáo hội chính thống chia sẻ và cũng được coi là thành thực nơi các môi trường trách nhiệm về đại kết tại Vatican".
Một trong các vấn đề hóc búa hơn cả là bức thư của TGM Kiev gợi lại việc tranh chấp về hơn một ngàn nhà thờ, do chính phủ cộng sản Liên xô trao cho Giáo hội chính thống thuộc Tòa Giáo Chủ Mascowa; Những nhà thờ này, trong 10 năm vừa qua, đã bị đòi lại và trở về quyền sở hữu của các người công giáo thuộc lễ nghi Hy Lạp - công giáo. Theo các người chính thống, đây là một chiếm hữu bất công và làm tan rã các giáo phận chính thống trong miền Lviv (Leopoli).
Phần những người công giáo Uktaine, thì nhấn mạnh đến quyền của ÐTC viếng thăm các tín hữu thuộc Giáo hội của mình. Ðức Cha Kondrusiewicz giải thích như sau: "Khi Giáo chủ Alexis đệ nhị đến các miền đa số công giáo, đã không xin phép ai cả và không chờ đợi được Giáo hội công giáo mời. Vậy tôi không thấy tại sao ÐTC phải được phép của Tòa Giáo chủ Moscowa hoặc chờ đợi lời mời của Giáo hội chính thống, trước khi đến Ukraine. Cộng đồng công giáo chúng tôi có quyền được thấy, được gặp vị chủ chăn riêng của mình".
Chính Ðức GP II đã tuyên bố rõ ràng về chuyến viếng thăm của ngài tại Ukraine như sau: "Ước muốn của tôi là chuyến viếng thăm này góp phần vào việc hòa giải và hòa bình giữa các tín hữu Kitô". Ước muốn của Ðức GP II là nhằm vào Moscowa, điểm mà ngài đã quan tâm từ năm 1989, sau khi chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ. Chuyến viếng thăm này, xem ra đã có thể gần hơn, sau chuyến viếng thăm của ngài tại Bucarest (thủ đô Rumani) năm 1999, một quốc gia làm chiếc cầu nối giữa bên Ðông và bên Tây, giữa Moscowa và Constantinopoli. Rumani đã trở nên chặng thứ nhất của một con đường chắc chắn tiến về thủ đô Nga. Lúc đó, mặc dùø có những dự đoán không chắc chắn trước ngày viếng thăm, Ðức Teoctist, Giáo chủ Bucarest và Cộng đồng chính thống Rumani đã dành cho ÐTC một cuộc tiếp đón rất nồng hậu. Sự nồng hậu này chắc cũng sẽ có tại Ukraine trong chuyến viếng thăm tháng sáu tới đây.
Dĩ nhiên tại Ukraine, khung cảnh xem ra phức tạp hơn sánh với Rumani. Trước hết, vì những mối quan hệ giữa Giáo hội chính thống Ukraine với Tòa Giáo chủ Nga và với hai nhóm li khai, bị coi là "rối đạo". Một vấn đề khác cũng có thể xảy ra do chuyến viếng thăm được loan báo vào tháng 5 tới đây tại Ukraine của Ðức Giáo chủ Constantinopoli, và do việc công nhận gián tiếp của Tòa Giáo chủ Constantinopoli đối với Giáo hội chính thống tự trị (li khai khỏi Tòa Giáo chủ Nga). Sau cùng, Constantinopoli có thể có những mối quan hệ dứt khoát với Ðức Filarete, vị giáo chủ bị vạ tuyệt thông bởi Giáo hội chính thống thuộc Tòa Giáo chủ Nga, và trong một thời là người cộng tác tích cực vào vụ bách hại các tín hữu Hy lạp công giáo tại Ukraine.
Dù sao, trong thư gửi cho ÐTC GP II, TGM Volodymir Sabodan đã thành thực công nhận rằng: nếu mối quan hệ giữa các tín hữu chính thống và Hy Lạp công giáo tại Ukraine trở nên căng thẳng, nhưng không có việc sử dụng bạo động chống lại các người chính thống. Ðây là lập trường, nếu xét theo cách luận lý của chính thống, nói lên một sự cởi mở thực.
Về phía Moscowa, nhân vật số hai của Tòa Giáo chủ Mascova, Ðức TGM Kirill, tuyên bố như sau: "Ðức Gioan Phaolô II và Ðức Alexis đệ nhị chỉ có thể gặp nhau", khi nào" chấm dứt chiến tranh lạnh giữa các Giáo hội Ðông phương và Tây phương". Hiện nay Giáo hội chính thống Nga vẫn tố cáo Giáo hội công giáo chiêu mộ tín đồ và kỳ thị các người chính thống tại miền Tây Ukraine.
Về phía Giáo hội
công giáo, Ðức TGM Kondrusiewicz trả
lời cách cứng rắn về
những tố cáo này như sau: "Với
các bạn chính thống của tôi,
tôi muốn nhắc lại cách đối
xử khác nhau mà chúng tôi gặp
tại Nga trong Hiến Pháp, những khó
khăn trong việc công nhận pháp lý
đối với các Cộng đồng
của chúng tôi và những vấn
đề phức tạp trong việc được
quốc tịch đối với biết
bao người trong chúng tôi đã
không sinh trưởng tại Nga. Chúng
tôi không chiêu mộ tín đồ,
nhưng chúng tôi tranh đấu để
chiếm lại quyền sinh sống và quyền
tuyên xưng đức tin của chúng
tôi trong tự do".