Người Công giáo lo lắng về việc phá hủy
các nhà thờ xây dựng bằng gỗ quí
Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Asia
Người
Công giáo lo lắng về việc phá hủy các nhà thờ xây dựng
bằng gỗ quí.
Bùi chu, Việt nam (UCAN 19/06/2002) -
Nhiều người Công gíao tại miền bắc Việt nam đang lo lắng rằng,
nhiều nhà thờ cổ, với những kiến trúc độc nhất vô nhị,
đã bị phá sập, để xây dựng những ngôi thánh đường bằng
bê tông theo kiểu mới.
Trong
Tuần báo "Văn hóa và thể thao" số ra ngày 26/04/2002, ông
Vũ Lâm viết rằng, trong thập
niên qua, tại hầu hết vùng Công giáo của Nam Ðịnh, đang có
một phong trào "đổ bê tông" các nhà thờ. Ông cho
biết, các ngôi thánh đường đã bị phá hủy là những tòa
nhà tôn giáo được làm bằng gỗ với những kiến trúc độc
đáo và được "in dấu với cả hai nền văn hóa đông
và tây phương."
Ông
Lâm ghi chú rằng, tỉnh Nam định, thuộc địa phận Bùi chu, có
khoảng 139 nhà thờ giáo xứ và 507 nhà thờ giáo họ, 80% các
nhà thờ này được xây dựng bằng gỗ. Hầu hết những nhà
thờ gỗ này đã được xây dựng cách nay hơn 100 năm, thêm
vào đó, nhà thờ Ninh cường, thuộc quận Trúc Ninh, tin rằng
đã được xây vào năm 1533 cũng đã bị phá xập.
Linh
mục Andre Ðỗ Xuân Quế, một thành viên của ủy ban thánh nhạc
của TGP Sài gòn nói, những ngôi thánh đường cổ kính bằng
gỗ với những chạm khắc nghệ thuật rất phức tạp, đang bị
"tàn phá một cách tự do, để xây dựng những ngôi thánh
đường mới, một cách không cần thiết."
Trong
tờ báo Hiệp thông số ra dạo tháng 5/2002, Cha Quế
viết rằng, các nhà thờ cũ đang bị phá sập để lấy
gỗ. Cha than phiền rằng, những cây cột gỗ lớn được cắt
xẻ để làm cửa và cữa sổ, và những tấm gổ chạm trổ,
được dùng làm củi để đốt lò nấu gạch. Cha Quế còn cho
biết thêm, một vài cha xứ đã bán những khúc gỗ chạm trổ
và các cây cột lớn, để kiếm tiền xây dựng nhà thờ mới.
Cha
Giuse Phạm Xuân Thi, thuộc giáo phận Bùi chu, nói cho thông tấn
xã Công giáo Á châu rằng, "từ năm 1954 đến năm 1990,
những nhà thờ làm bằng gỗ này không được bảo quản cẩn
thận do chiến tranh và khó khăn kinh tế, và nhiều nhà thờ
cũng bị hư hại do mối mọt." Cha nói tiếp, "thêm vào
đó số người Công giáo trong giáo phận đang gia tăng nhanh
chóng trong vòng 10 năm qua, do đó các nhà thờ cổ bằng gỗ,
đã trở nên quá nhỏ cho
các sinh hoạt tôn giáo."
Một
vài nhà lãnh đạo giáo dân tại giáo xứ Kiên lao nói rằng,
hầu hết những nhà thờ nay được xây dựng bằng "gỗ
sắt" rất hiếm, loại gỗ này, hiện nay đang được nhà nước
kiểm soát. Do đó không có sẵn để sửa chữa và thay thế.
Bên cạnh đó, họ nói thêm, các cha xứ và giáo dân tại
những vùng nông thôn tại miền bắc rất là thích kiểu mẫu
của các nhà thờ Tây phương.
Cha
Gioan Cao Vinh Phan nói cho thông tấn xã Á châu rằng, trường hợp
này cũng giống như tại giáo phận Vinh của ngài.
Cha
Phan, một tác giả nghiên cứu về lịch sử
của gíao phận Vinh, bộc lộ sự tiếc nuối, diễn tả rằng,
những nhà thờ bằng gỗ là những
di sản vô giá tôn giáo. Những ngôi thánh đường này đánh
dấu 500 năm Công giáo hiện diện tại Việt nam và sự hội
nhập của tôn giáo vào nền văn hóa quốc gia.
Ngài
cho rằng, sự thiếu nhận thức về di sản quốc gia giữa các
linh mục và giáo dân, đã gây ra "tai ương này." Ngài
nói thêm, "thật cần thiết để nâng cao việc giáo dục về di sản quốc gia trong các chủng viện
và các giáo xứ."
Ðức
Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm thuộc giáo phận Bùi chu cũng nói rằng,
"việc phá hủy các thánh đường cổ làm bằng gổ phải
được kiểm soát." Ngài nói thêm, "thật
cần thiết để giáo dục người dân tại trường học,
qua các bài giảng để bảo vệ tài sản văn hóa."
Cha Quế diễn tả hi vọng rằng các cha xứ nhận thức được những nghệ thuật thánh như được đòi hỏi nơi Hiến Chế của Công Ðồng Vatican II về Phụng Vụ Thánh, và hãy có những hành động để bảo vệ nghệ thuật tôn giáo.