Các linh mục ứng cử trong cuộc bầu quốc hội
phát biểu về những gì họ sẽ làm
nếu được trúng cử
Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Asia
Các
linh mục quốc doanh Việt Nam ứng cử trong cuộc bầu quốc hội, phát biểu về những
gì họ sẽ làm nếu được trúng cử.
Sài gòn, Việt nam (UCAN 22/05/2002) - Các linh mục quốc doanh ứng cử quốc hội Việt nam nói rằng, nếu đắc cử họ sẽ làm việc vì quyền lợi của các tôn giáo và nhắm phát triển xã hội, chuyển đưa những quan tâm của người dân lên quốc hội.
Trong kỳ bầu cử quốc hội
ngày 19/05/2002 tại Việt nam, có ba linh mục đó là cha Antôn Vũ
thanh Lịch thuộc tỉnh Dac lac tại miền trung nguyên, cha Phêrô
Nguyễn Công Danh, tại Sài Gòn và cha Benedictô Nguyễn tấn Khoa
tại Ðà nẵng. Bên cạnh đó, còn có một vị mục sư Tin lành
và ba tu sĩ phật giáo trong số 762 ứng viên trong cuộc bầu cử
quốc hội.
Một vị linh mục trong số ba người nói trên, nói rằng, ngài sẽ xây dựng một hình ảnh tốt về những người Công giáo. Ðồng thời sẽ làm việc gần gũi với các nhóm sắc tộc để phát triển quốc gia. Tuy nhiên, Cha phêrô Phan khắc Từ, một trong bốn linh mục, thành viên của quốc hội nhiệm kỳ trước đó, nói cho thông tấn xã Công giáo Á châu rằng, "các vị đại biểu các tôn giáo không có nhiều kinh nghiệm về những vấn đề Xã hội. Họ không dám đưa ra ý kiến của họ trong các cuộc họp quốc hội."
Cha Từ, người đã về hưu
sau 15 năm hoạt động như là
thành viên của quốc hội, nói
rằng: "các nhà lãnh đạo
các tôn giáo nên tham gia vào các tổ chức phi chính phủ hơn
là tham gia vào quốc hội, bởi vì đó là một tổ chức chính
trị." Cha Từ nói thêm, "họ chắc chắn là không thể thi hành
bổn phận mục vụ của họ, khi mà, họ phải bỏ ra ba tháng
để
tham dự các phiên họp quốc hội.
Một nguồn tin giáo hội nói cho thông tấn xã Công giáo Á châu rằng, "các linh mục Công giáo ứng cử vào quốc hội là vì áp lực của xã hội, bởi vì nhà nước muốn có nhiều đại biểu từ mọi thành phần trong nước và không cần lưu tâm đến khả năng của họ, với mục đích là để chứng tỏ cho thế giới biết là quốc gia đang có sự đoàn kết."
Nguồn
tin này cho biết thêm, "ngay cả một vài đại biểu tôn giáo
quá già và yếu, đến nổi
không thể liên lạc được với khu vực bầu cử của họ,
hoặc không thể
tham dự các phiên họp
quốc hội được nữa."
Nguồn tin này nói thêm, "Quốc hội Việt nam hiện tại là quốc hội Xã hội chủ nghĩa, chỉ trên danh nghĩa, nhưng trong thực tế các hoạt động của họ đã quay sang tư bản chủ nghĩa, và bè phái." Thêm vào đó nhiều người Việt nam không đi bầu hoặc không tin vào kết quả của cuộc bầu cử, bởi vì họ cho rằng đó là một cuộc bầu cử lừa đảo.