So sánh bài diễn văn của ÐTC
gửi các Giám mục Việt Nam
trong dịp đến Roma viếng Tòa Thánh
vào năm 1980 (cách đây 22 năm)
và lần tháng Giêng năm 2002 nầy
Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
So sánh bài
diễn văn của ÐTC gửi các Giám mục Việt Nam, trong dịp
đến Roma viếng Tòa Thánh vào năm 1980 (cách
đây 22 năm) và lần
tháng Giêng năm 2002 nầy.
Trước năm 1980, vì tình hình chính trị và chiến tranh, các Giám mục miền Bắc Việt Nam không thể đến Roma viếng Mộ Hai Thánh Tông Ðồ Phêrô và Phaolô, như các Giám mục miền Nam.
Sau biến cố
năm 1975, HÐGM Việt Nam,
gồm cả hai miền Bắc và Nam, được thành lập
vào tháng 5 năm 1980 và sau đó các Giám Mục Việt Nam gồm cả
miền Bắc và miền Nam được đến Roma viếng Tòa Thánh và Mộ Các Thánh Tông Ðồ.
Nhưng các ngài không đến Roma cùng một lúc như lần viếng
thăm năm nay 2002.
22 năm trước đây (1980), ÐTC đã nói những gì với các Vị chủ chăn Giáo hội Việt nam?
Trong diễn văn
đọc ngày 17.6.1980 cho các Giám mục thuộc nhóm thứ nhất, ÐTC
nói: "Tôi có nhiều điều phải nói lên với các Ðức Cha
trong dịp quan trọng này của chuyến viếng thăm
Tòa Thánh. Quan trọng, vì từ sau Công đồng chung Vatican
II chưa có nhóm Giám mục Việt Nam nào đông như vậy từ miền
Bắc đến Roma viếng thăm Tòa Thánh và
"gặp Phêrô" thủ
lãnh Giám mục đoàn và Chủ chăn Giáo hội hoàn cầu , dấu
hiệu hữu hình của sự hiệp nhất và hiệp thông của toàn
Giáo hội. Trong diễn văn này, ÐTC giải thích của việc "gặp
Phêrô" tại Roma. Trước hết thánh Phêrô là tảng đá trên
đó Chúa Giêsu thiết lập Giáo hội của Người. Thánh Phêrô
đã trung thành với sứ mệnh đến độ đổ máu, để minh chứng
lòng trung thành và lòng yêu mến đối với Thầy chí thánh:
"Phêrô, con có yêu mến Thầy không? - "Lạy Thầy, Thầy biết
con yêu mến Thầy!" - Thánh Phêrô là người bảo vệ Ðức
tin và có nhiệm vụ củng cố đức tin của anh em mình. ÐTC nói:
" Phêrô cũng có bổn phận củng cố đức tin quý Ðức Cha
nữa trong tác vụ các Ðức Cha đã lãnh nhận nơi Chúa. Các
Ðức Cha là thầy dạy đức tin và đây là sứ vụ đầu tiên
của các Ðức Cha".
Cũng trong bài
diễn văn dành cho các giám mục Việt Nam vào năm 1980, ÐTC nhấn
mạnh cách riêng về lòng trung thành, về sự hiệp nhất và
hiệp thông với Phêrô, bởi vì ÐTC hiểu hơn ai hết hoàn cảnh
của các Vị chủ chăn và của Cộng đồng công giáo Việt Nam.
Trong hoàn cảnh khó khăn này, ÐTC thấy rõ: cần phải củng cố
đức tin. Ðức tin này được củng cố nhất là khi các Giám
mục đến viếng mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, cột
trụ của Giáo hội và
có nhiệm vụ do Chúa trao cho: là
"củng cố đức tin của anh em mình", trước hết
những anh em trong Hàng Giám mục, kế vị các Tông đồ,
thuộc Giám mục đoàn, và
cũng là thầy dạy đức tin cho phần Dân Chúa được trao phó
cho.
Trong bài diễn
văn đọc cho nhóm thứ nhất đến Roma vào năm 1980 lúc đó,
ÐTC không quên cảm ơn Nhà Cầm quyền Việt Nam đã dành những
sự dễ dàng, để các Giám mục Việt Nam thực hiện chuyến
viếng thăm Tòa Thánh "Ad
Limina" theo Giáo luật dạy. Nhân tiện, ÐTC nhắc đến sự cần
thiết tiếp xúc và đối thoại
với Nhà Cầm quyền, để cùng nhau mưu ích cho Ðất Nước và
cho Giáo hội tại Việt Nam.
Những Lời
trên, được ÐTC nói lên cách đây hơn 20 năm (1980-2002), có
thể đã bị quên đi với thời gian. Nhân dịp các Giám mục
đến Roma "Ad Limina", những lời này lại vang dội nơi các
ngài và thúc đẩy các ngài chu toàn bổn phận quan trọng "hiệp
nhất, hiệp thông, trung thành và sống đức tin trong bất cứ
hoàn cảnh nào". Chỉ có đức
tin mới đưa chúng ta đến việc
vượt qua mọi khó khăn và đến chiến thắng sau cùng:
"Haec est victoria quae vincit mundum, fides nostra" (Ðây là đức tin thắng thế gian,
đó là đức tin của chúng ta" (1 Ga 5,4).
Trong diễn văn
đọc cho nhóm thứ hai ngày 11.12.1980, do Ðức TGM Nguyễn văn Bình
hướng dẫn, ÐTC đã nói những gì với các Vị chủ chăn Giáo
hội Việt nam? Một lần nữa, ngài lại nhấn mạnh đến sự
hiệp nhất giữa các Giám mục, vì đây là một bảo đảm sự
hiệp nhất của linh mục đoàn. ÐTC nhắc các Giám mục về hiệp
nhất và hiệp thông "bằng tình cảm và bằng việc làm",
trước hết với Ðấng Kế Vị Phêrô. Ngài
nói rõ ràng rằng:
"Ðây là điều kiện phải có "sine qua non" của sự hiệp
nhất, hiệp thông giữa chúng ta". Ngài nhắc đến sự hiệp
nhất giữa các Giám mục với nhau và sự hiệp nhất này cần
được phát triển cách cụ thể và điều hòa mỗi ngày mỗi
thêm mãi. Sự hiệp nhất giữa các giám mục đã là và sẽ
là chìa khóa của sự hiệp nhất của linh mục đoàn, của Tu sĩ
nam, nữ, những người cộng tác trực tiếp trong
mục vụ và rao giảng Tin Mừng
cho cộng đồng các tín hữu".
ÐTC
cũng nói đến lòng yêu mến Quê hương
với những lời như sau: "Các Ðức Cha hãy tỏ ra cho người ta thấy các Ðức Cha yêu
mến Quê hương của các Ðức Cha như thế nào". ÐTC nhắc lại
giáo huấn của Công đồng chung Vatican II về nghĩa vụ của người
công dân tham dự vào đời sống quốc gia, góp phần vào công
ích. ÐTC cũng căn dặn các Giám mục hãy huấn luyện người
giáo dân về giáo lý xã hội của Hội Thánh, để họ có đủ
khả năng tham dự vào đời sống quốc gia. Ngài nói: "Ước
chi các tín hữu Kitô hiểu rõ sự tham dự vào công việc
thăng tiến Cộng đồng quốc gia là một cách thế rao giảng Tin
Mừng! Ước chi họ biết trở nên những người phục vụ
trung thành và can đảm Quê hương của họ!".
Trong chuyến các giám mục Việt Nam viếng thăm lần này, từ 14 đến 23 tháng Giêng năm 2002, ÐTC đã nói những gì?
Bài diễn văn
dài của ÐTC bằng tiếng Pháp,
thay vì đọc, đã được ngài trao cho từng Giám mục trong buổi
tiếp kiến chung sáng 22 tháng Giêng năm 2002, sau Thánh lễ đồng
tế với ngài trong nhà nguyện riêng. Chúng tôi xin nhắc lại
những điểm quan trọng hơn cả:
Trước hết,
đây là lần thứ nhất ÐTC được gặp chung toàn thể các
Giám mục của HÐGM Việt Nam, do Ðức Cha Phaolô Nguyễn văn Hòa,
tân Chủ tịch hướng dẫn. ÐTC nói: "Thật là hạnh phúc vì
chúng ta được sống với nhau trong những giờ phút của hiệp
thông thiêng liêng và huynh đệ".
Sau đó, ÐTC
nhấn mạnh đến việc rao giảng Tin Mừng: vấn đề nền tảng (như
dã đề cao trong Tông huấn "Eccelsia in Asia"), bởi vì tại Châu
Á còn biết bao người chưa biết Chúa Kitô, Ðấng cứu chuộc
duy nhất của nhân loại. Vì thế ÐTC căn dặn các Giám mục
Việt Nam hãy can đảm tiến ra khơi Duc in altum, Hãy ra khơi") Tôi muốn khuyến
khích các Ðức Cha lo lắng nhiều đến việc rao giảng Tin Mừng
và sứ vụ mục vụ của các Ðức Cha".
Và để giúp vào công việc rao giảng Tin Mừng, ÐTC nhấn
mạnh đến việc huấn luyện các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các
giáo lý viên và các người giáo dân.
Ðiểm quan trọng
khác được ÐTC đề cao là việc đối thoại đầy tín nhiệm
và xây dụng với hết mọi thành phần của xã hội Việt Nam.
ÐTC không quên nhắc đến mối liên hệ giữa Giáo hội và Cộng
đồng chính trị. Ngài nói: "Giáo hội, vì lý do sứ vụ và
sở trường riêng, không được lẫn lộn với cộng đồng chính
trị. Giáo hội không liên kết với chế độ chính trị nào cả.
Cộng đồng chính trị và Giáo hội biệt lập nhau và tự trị
trong lãnh vực riêng của mình. Nhưng cả hai đều được mời
gọi chu toàn sứ vụ riêng biệt của mình, để mưu ích cho con
người; cần phải có sự
cộng tác chân thành và lành mạnh (x. Gaudium et Spes , số 76).
Nhân danh sự cộng tác lành mạnh này, "Giáo hội mời gọi
các thành phần của mình dấn thân cách thành thực cho việc
thăng tiến của mọi nguời và cho việc xây dựng một xã hội
công bình, liên đới, huynh đệ hơn".
ÐTC nói thêm: "Ðể thực hiện sự cộng tác lành mạnh này, Giáo hội chờ đợi nơi cộng đồng chính trị sự tôn trọng hoàn toàn tính cách độc lập và tự trị của Giáo hội, cách riêng tôn trọng quyền tự do tôn giáo, đã được nói đến trong Công đồng Vatican II, trong các Bản Tuyên ngôn và Qui ước quốc tế". ÐTC cầu chúc "mọi thành phần của Quốc gia đoàn kết với nhau, để cổ võ một nền văn minh của tình yêu, nền văn minh được xây dựng trên các giá trị chung về hòa bình, công lý, liên đới và tự do".