Vài tâm nguyện
của Giới trẻ Á Châu
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Vài
tâm nguyện của Giới trẻ Á Châu nhân Ðại Hội Giới Trẻ
Á Châu lần 2 tại Ðài Bắc Ðài Loan.
Ðài
Bắc - (Ucan 23/8/2001) - "Sống đời thánh thiện và đoàn kết
với người đau khổ tại châu Á", đó là tâm nguyện của
khoảng 610 đại biểu giới trẻ đến từ thuộc 19 quốc gia và
lãnh thổ châu Á, tham dự đại hội Giới trẻ châu Á lần
hai, được tổ chức từ ngày 12 đến 17-8-2001 tại Ðại học
Công giáo Fu Jen, Ðài Bắc, Ðài Loan.
Trong
lá thư gởi cho giới trẻ châu Á trước khi bế mạc đại hội
với chủ đề: "Chúng ta được mời gọi nên thánh",
các đại biểu giới trẻ nguyện đoàn kết với nhau, để
đương đầu với các thực tại này
và cam kết thực hành
phương pháp "Xem, Xét, Làm",
để sống một cuộc đời hạnh phúc, hữu ích và chia sẻ niềm
vui nỗi buồn với những người bị gạt ra bên lề xã hội.
Lá
thư cũng nói rằng việc "hiệp
nhất trong đức tin" sẽ giúp họ trở thành chứng nhân cho
sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, và
xác định cho sự thật: "Tất cả chúng ta kết thành
Giáo hội."
Trong
chương trình hành động, giới trẻ nguyện cam kết chăm lo sức
khỏe thể xác và tinh thần của mình, xây dựng tình liên
đới với những người nghèo khổ nhất và chọn một sống
nếp sống giản dị.
Bày
tỏ nỗi ưu tư về "người trẻ trước những nguy cơ,"
lá thư kêu gọi tăng cường giáo dục trong trường học và
gia đình, quản lý chặt chẽ các "quán cà phê Internet" nhằm
ngăn chặn việc truy cập tranh ảnh khiêu dâm, tổ chức các
sinh hoạt thu hút giới trẻ và giúp đỡ những thanh niên bị
gạt ra bên lề xã hội.
Họ
cũng nguyện tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau, tăng cường
hiệp thông giữa mọi sắc tộc màu da, phát triển một mạng lưới
để cổ vũ công lý và hòa bình. Ðồng thời, cổ vũ một
thái độ tích cực đối với những anh chị em di dân, cổ vũ
sự hiểu biết và đối thoại giữa các tôn giáo, củng cố
các giá trị gia đình.
Giới
trẻ châu Á cũng quyết tâm gia tăng ý thức về các vấn đề
môi sinh , có những hành động cá nhân và tập thể để trở
thành người quản lý môi sinh theo giáo huấn của Giáo hội.
Họ
cũng nguyện sử dụng các phương tiện truyền thông và công
nghệ thông tin để truyền giáo và truyền bá các giá trị nhân
bản.
Qua
các buổi thảo luận về nhiều vị thánh châu Á, các bạn trẻ
nhìn nhận "những tiền nhân của đức tin," đã tạo
cảm hứng và củng cố quyết tâm của họ trở nên ánh sáng
và muối thế gian. Khi suy tư về thực tại xã hội, văn hóa
và chính trị của đất nước mình, họ kết luận rằng người
trẻ châu Á đang đối diện với các "thực tại đen tối"
của bất công, bạo lực, xung đột cộng đồng và đổ vỡ các
giá trị gia đình.
Các người trẻ cũng nhận thấy rằng: "trong khi có một nhóm ít người hưởng mọi tiện nghi vật chất, thì cũng có những người bị gạt ra bên lề, bị đói ăn, bị sống trong các khu ổ chuột, bị mù chữ và bị tước quyền chính trị và phẩm giá làm người; và những lớp người nầy phải vật lộn với cuộc sống để tồn tại".
Dù
có nhiều khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và truyền thống,
tất cả các thành phần tham dự đại hội, các đại biểu giới
trẻ, cũng như các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, tất cả
đều cảm thấy được hiệp nhất nên một, như trong một dân
tộc châu Á và một Giáo hội.
Ðược biết, các phái
đoàn đến tham dự Ðại hội giới trẻ với chủ đề "Anh
em được mời gọi nên thánh và sống đoàn kết," lần
này từ các quốc gia: Bangladesh, Cambodia, India, Indonesia, Hong Kong,
Japan, South Korea, Lào, Macau, Malaysia, Nepal, Pakistan, Philippines,
Singapore, Sri Lanka, Taiwan, Thái Lan và Việt Nam, và các bạn trẻ
Công Giáo đến từ Netherlands , Ý, cũng như các nhóm liên tôn
từ Ấn Ðộ và Ðài Loan cũng tham dự với tính cách quan sát
viên.
Ðại hội Giới trẻ Á Châu lần này do Văn phòng Hội đồng Giám Mục Á Châu đặc trách Giáo Dân và Ủy Ban Giáo Dân và Văn phòng giới trẻ của Hội đồng Giám Mục thuộc miền Trung Hoa - Ðài Loan (CRBC) cùng hợp tác tổ chức.