Theo bước chân ÐHY John Newman
trên Ðường Thánh Giá
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Theo
bước chân ÐHY John Newman trên Ðường Thánh Giá.
"Ðấng
Thánh thiện, Ðấng Công chính và Ðấng Chân thật bị những
người tội lỗi xét xử và lên án tử " (The Holy, Just and
True was judget bay sinners and put to death).
Ðây
là những lời chính yếu trong chặng Ðàng Thánh Giá chiều thứ
sáu Tuần Thánh năm nay tại Hí trường Roma, do ÐTC chủ tọa.
Bản văn các bài suy ngắm 14 chặng Ðàng Thánh Giá do ÐHY John
Henry Newman, một trong các nhân vật quan trọng của Giáo hội công
giáo, đầu thế kỷ XIX, soạn
ra. Năm nay Giáo hội mừng kỷ niệm 200 năm sinh nhật của ngài.
Các
bài suy ngắm của ÐHY John Newman trích từ tập sách có tựa đề
là:"Những Suy Niệm và Những Việc Ðạo Ðức" (Meditations
and Devotions), xuất bản năm 1893 ). Ðây là cuốn sách thu lượm
các kinh được xuất bản sau khi ngài đã qua đời, trong đó
có hai bản văn suy ngắm Ðàng Thánh Giá, một bản dài , một
bản vắn; bản vắn được dùng tối Thứ sáu Tuần Thánh năm
nay.
Việc
lựa chọn bản văn suy ngắm--- theo Ðài phát thanh Vatican,--- là
do Cha Hermann Geissler, giám đốc trung tâm được gọi là " Các
bạn hữu của Newman", và do sáng kiến của Ðức Cha Piero
Marini, Trưởng Văn phòng Cử hành phụng vụ của ÐTC. Biết rõ
lòng sùng kính mạnh mẽ của
Ðức GP II đối với ÐHY Newman, Ðức
Cha Marini đã xin Trung tâm kiểm điểm lại xem có bản văn về
những bài suy ngắm do ÐHY, nhà triết học và thần học nổi
tiếng, viết ra cho phụng vụ
Thứ sáu Tuần Thánh không.
Cha
Geissler tuyên bố: "Bài suy ngắm của ÐHY trước hết biểu lộ
khuôn mặt của một Vị Thầy lỗi lạc của cầu nguyện. Thực sự
Newman được coi là nhà thần học , một văn sĩ và một vị
giảng thuyết thời danh của thế kỷ vừa qua. Những suy niệm
về Ðàng Thánh Giá , cũng như tất cả các bài suy ngắm
của ngài minh chứng cho chúng ta thấy ngài còn là một con người
đã biết sống trong tình thân mật sâu xa với Thiên Chúa".
Bản
văn Ðàng Thánh giá được viết ra với kiểu nói đơn sơ ,
được hướng dẫn bởi Thánh
Kinh và bởi truyền thống sùng đạo của người dân. Một sự
rõ ràng làm cho đi sâu vào tận tâm hồn con nguời, bằng việc
giữ vững và gắn bó với chân lý của Giáo hội.
Cha
Geissler giải thích: "Trước hết ÐHY nói đến sự khốn nạn
của tội lỗi và đối với ngài đây là sự dữ lớn nhất
trong thế gian này. Ngài có một quan niệm rất cao xa về sự
thánh thiện của Thiên Chúa và vì thế ngài cũng có một
quan niệm rõ ràng về những
sự khốn nạn của tội lỗi".
Sinh
tại Anh quốc năm 1801. Lúc 15 tuổi Newman bắt đầu con đường
dần dần đưa đến việc trở lại Ðạo công giáo. Trước khi
trở lại, ngài đã là linh mục của Giáo hội Anh giáo, từ
năm 1825. Chính ngài thành lập Phong trào Oxford
và ý thức về Anh giáo của thời ngài. Trở thành
linh mục công giáo năm 1847 và năm 1879, được Ðức Leo XIII
(1878-1903) tôn phong làm Hồng Y của Giáo hội công giáo Roma. ÐHY
Newman qua đời năm 1890 và hiện nay vụ làm án phong Chân phước đang tiến hành.
Ðây
là lần thứ nhất, kể từ năm 1985, các bài suy ngắm Ðàng
Thánh Giá tại Hí trường Roma tối thứ sáu Tuần Thánh không
do một nhân vật còn sống viết ra. Từ năm 1985 tới nay đã
có nhiều văn sĩ, thi sĩ, Giáo sĩ của Giáo hội công giáo hay
thuộc các Giáo hội Kitô khác được Ðức Gioan Phaolô II
chỉ định kế tiếp nhau soạn
thảo bản văn các bài suy
ngắm. Các bài suy ngắm Ðàng Thánh Giá Năm Ðại Toàn xá vừa
qua, ÐTC đã nhận việc soạn
thảo . Trong số các nhân vật được lựa chọn
phân chia như sau:
Các
nhân vật thuộc giới văn chương, như Alighiero Chiusano , Mario
Luzi (Ý), Marel Skwarnicki (Ba lan).
Các
vị giáo sĩ cấp cao: các Ðức Hồng Y Obando Bravo, TGM giáo phận
Managua (Nivaragua) - Miloslav Vlk (đọc là Vấc), TGM giáo phận Praga
(thủ dô Cộng hòa Tchèque) - Vinko Puljic , TGM giáo phận Saravejo
(thủ đô cộng hòa Bosnia-Erzegovina)- Tu sĩ Dòng đầy tớ Ðức
Maria, cha Ignacio Calabuig Adan và cha Silvano Maggiani, và Bà Mẹ Anna
Maria Canopi.
Các
nhà thần học : Oâng André Frossard (Pháp). Ông cũng là nhà văn
và ký giả - Cha Hans Urs Von Balthasar (được tôn phong làm HY; nhưng
ngài qua đời trước khi lãnh mũ Hồng Y).
Các nhân vật thuộc các Giáo hội Kitô khác (Chính Thống và Tin Lành): Ðức Bartolomeo đệ nhất, Giáo chủ chính thống Constantinopoli - Ðức Karekin đệ nhất, Giáo chủ các tín hữu Kitô Arménie - Ông Olivier Clément, nhà thần học Chính Thống (Pháp)- và Nữ tu Minke de Vries (Thụy Sĩ) , thuộc Giáo hội Tin Lành.