Các gia đình từ Italia
đi Truyền Giáo tại Nhật Bản
một hình thức truyền giáo mới
âm thầm nhưng hiệu nghiệm
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Các
Gia đình từ Italia đi truyền giáo tại Nhật Bản; đây là một hình thức truyền giáo mới, âm thầm, nhưng
hiệu nghiệm.
Thứ
năm 26.7.2001, ÐHY Crescenzo Sepe, Tân Tổng trưởng Bộ Rao giảng
Tin Mừng cho các dân tộc, tiếp đoàn hành hương Nhật
và một nhóm bốn gia đình Ý, sắp lên đường đi truyền
giáo tại Giáo phận Takamatsu (Nhật bản). Các gia đình này
thuộc các giáo phận Ý: Roma, Napoli và Ascoli Piceno. Tất
cả đều là thành viên của Phong Trào Tân Chầu Nhưng. Trước
đây đã có một số gia đình lên đuờng đi truyền giáo tại
Nhật. Hằng năm, vẫn có những gia đình, thuộc phong trào, tình
nguyện đi truyền giáo tại các nước khác nhau trên thế giới.
Trong
buổi tiếp kiến đoàn hành hương Nhật, gồm khoảng năm chục
người, thuộc giáo xứ Sakuramachi trong giáo phận Takamatsu,
do Cha sở hướng dẫn, đến Roma viếng Mộ Thánh Phêrô
và các Ðền thánh lịch sử của Thủ đô công giáo, cùng với
bốn gia đình truyền giáo sắp lên dường đi Nhật, ÐHY Sepe nói
như sau "Anh chị em là những chứng nhân can đảm của đức
tin trong Ngàn năm mới này. Tôi rất hài lòng,
bởi vì anh chị em cho thấy một giáo hội rất sống động.
Anh chị em đang xây dựng một Giáo hội Nhật bản, nhất là qua
trung gian sứ vụ của các gia đình gương mẫu hăng say trong việc
rao giảng Tin Mừng cho anh chị em sống chung quanh mình". ÐHY Tổng
trưởng nói tiếp: "Tôi ý thức được về những khó khăn
trong việc rao giảng Tin Mừng tại Quê hương của anh chị em. Vì
thế, đây là một dấn thân lớn lao đối với anh chị em trong
việc đem Tin Mừng cho các người khác".
Ðáp
lại những lời chào mừng của Cha Gregorio Sacristàn, một trong
các vị khởi xướng Phong trào Tân Chầu Nhưng tại Nhật
từ 30 năm nay, ÐHY Sepe cảm ơn "tất cả những ai, với
can đảm hăng say truyền giáo, đã đem Tin Mừng đến Nhật cho
anh chị em mình, cùng với lời cầu chúc này là "anh chị em
hãy cởi mở tâm hồn với mọi người, để cùng với các
giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và các gia đình truyền giáo
đem Tin Mừng cho mọi người".
Trong
cuộc gặp gỡ thứ năm vừa qua, ÐHY Tổng Trưởng đọc một
kinh riêng, như thể vừa để cầu nguyện, vừa để sai đi bốn
gia đình trẻ trung Ý sắp lên đường trong những tháng tới
đây, để rao giảng Tin Mừng cho một xã hội đa số theo Phật
giáo và bị tục hóa nhiều. Bốn gia đình này sẽ hợp với
20 gia đình khác thuộc Phong trào Tân Chầu Nhưng, đã đến
truyền giáo tại Nhật từ 12 năm nay. ÐHY Sepe nói: "Các gia
đình này là gương mẫu của một hình thức mới về truyền
giáo".
Theo
lời thỉnh cầu của các Giám mục địa phương, các gia đình
truyền giáo này sẽ
sống hòa mình trong các khu phố, nơi chưa có sự hiện
diện của Giáo hội công giáo, bắt đầu bằng việc chung sống
giữa các người Nhật. Vị gia trưởng làm việc tại chỗ. Con
cái theo học trường Nhà Nước, hoặc trường của Giáo xứ,
như các trẻ em Nhật. Theo thỏa thuận với Cha sở địa phương,
các gia đình này tổ chức và linh động các buổi học giáo
lý, tụ họp
các nhóm người chưa thuộc Giáo hội, nhưng có cảm tình với
Ðạo công giáo và được hấp dẫn bởi gương sáng
đời sống chứng tá và hy sinh của các gia đình truyền
giáo. Công việc rao giảng Tin Mừng tại Nhật rất khó khăn;
nhưng từ 12 năm nay, với hình thức mới của việc truyền giáo
này, đã có nhiều nguời trở lại Ðạo công giáo, một phần
cũng nhờ vào tình liên đới và sự giúp đỡ vật chất
và thiêng liêng của các giáo xứ của các gia đình truyền
giáo và của chính các tín hữu công giáo Nhật.
Trong
buổi gặp gỡ tại Trụ sở Bộ Truyền giáo, đoàn hành hương
Nhật đã trao tặng ÐHY Tổng trưởng
một Cuốn sách về cuộc tử đạo của Ông Antôn Ishihara
và người con của Ông, tên là Phanxicô, thuộc giáo phận
Takamatsu, bị giết trong cuộc bách hại Ðạo thế kỷ 16.
Trong
lúc từ giã, ÐHY Sepe chào đoàn hành hương và các gia đình
truyền giáo sắp lên đường đi Nhật, bằng lời hẹn gặp lại
nhau tại Nhật. Ngài nói: "Tôi hy vọng viếng thăm Nhật một
ngày nào đó; nhưng trong lúc này chưa có thể ấn định ngày
giờ được".
Nhật bản được nghe giảng Tin Mừng từ thời Thánh Phanxicô Xaviê (1506-1557). Thánh Nhân đến truyền giáo tại Ấn độ và Nhật bản. Ngài đã qua đời trong khi ước mong được đến Trung quốc để đem Tin Mừng cho người dân tại đây.
Giáo hội Nhật bản là một giáo hội nhỏ bé, gồm khoảng nửa triệu tín hữu công giáo; nhưng là một Giáo hội sống động, can đảm, đã bị bách hại dữ dội , sau 30 năm lãnh nhận Tin Mừng. Ngày 5.2.1597 tại Nagasaki, có ba nhà truyền giáo Dòng Tên bị giết, trong số này có Cha Phaolô Miki, người Nhật, 17 giáo dân (trong đó có hai em11 và 13 tuổi), sáu Cha Dòng Phanxicô người Tây ban nha. Năm 1862, Ðức Pio IX (1846-1878) đã phong các vị Tử Ðạo của Nhật Bản lên bậc Chân phước. Hôm mùng 3 tháng 9 Năm Thánh 2000, đã tôn phong các Chân phước Tử đạo Nhật bản lên bậc Hiển Thánh. Hằng năm Giáo hội hoàn cầu mừng lễ Các Ngài vào ngày 6 tháng 2. Ðây là các Thánh Tử đạo tiên khởi của Miền Viễn đông. ÐTC Gioan Phaolô II đã viếng thăm Nhật bản tháng 2 năm 1981. Trong dịp này ngài đã đến kính viếng Ðài Kỷ niệm dâng kính Các Thánh Tử đạo Nhật tại Thành phố Nagasaki. Ðồng thời cũng tưởng niệm các nạn nhân của bom nguyên tử, thả xuống Thành phố này tháng 8 năm 1945, trong Ðệ nhị thế chiến 1939-1945.