HÐGM Ba Lan kiểm điểm

tình hình xã hội hiện nay

sau khi chế độ cộng sản sụp đổ

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

 

Hội Ðồng  Giám Mục Ba lan kiểm điểm tình hình xã hội hiện nay, sau khi chế độ cộng sản sụp đổ.

Trong Hội nghị khoáng đại của HÐGM Ba lan kéo dài 8 ngày vừa kết thúc, các vị chủ chăn trong nước đã duyệt lại tình hình xã hội sau khi chế độ cộng sản sụp đổ vào cuối năm 1989. Sau đây là những nhận xét của các ngài về tình hình  hội Ba lan hiện nay, một tình hình gây nên nhiều lo lắng không những cho Giáo hội, nhưng còn cho tương lai  Ðất nước nữa.

Trước hết, các Giám mục nhận xét : các truyền thống công giáo đã ăn rễ sâu và mạnh mẽ trong dân chúng  từ hơn một ngàn năm nay, nghĩa là từ lúc Ba lan lãnh nhận Tin Mừng và đức tin Kitô. Nhưng từ 2 năm qua,  nghĩa là từ lúc chế độ cộng sản sụp đổ vào cuối năm 1989 đến nay, Giáo hội lo lắng nhiều về tình hình xã hội-văn hóa trong nước. Sự lo lắng này đã được các Giám mục thảo luận nhiều trong Hội nghị khoáng đại vừa kết thúc sau 8 ngày cùng làm việc.

Về gia đình - Giáo hội lo lắng vì con số li dị và và những vụ chung sống bất hợp pháp  gia tăng; lo lắng về những thái độ sống phản gia đình do các phương tiện truyền thông xã hội phổ biến và do các quảng cáo.

Về những quan hệ xã hội và kinh tế, các Giám mục trực tiếp lên tiếng với Nhà Cầm quyền , để yêu cầu có biện pháp chống nạn thất nghiệp và đồng thời ước mong một sự cải cách về thuế má, nâng đỡ các gia  đình, cách riêng các gia đình túng thiếu, đông con.

Về chính cách Tư bản mù quáng, không luật lệ nào cả  tại Ba lan cũng như tại các quốc gia Trung-Ðông Aâu, vừa thoát chế độ cộng sản, các Giám mục nhấn mạnh đến hố sâu mỗi ngày mỗi thêm, giữa thiểu số người giầu  và đại đa số người nghèo. Các ngài nhắc lại rằng : Giáo hội không can thiệp trực tiếp vào đời sống chính trị và kinh tế, vì không thuộc phạm vi và sở trường của mình; nhưng đồng thời Giáo hội biểu lộ sự lo lắng về công ích.  Các Vị chủ chăn nhắc lại cho các tín hữu công giáo rằng : Giáo hội không liên kết với bất cứ đảng phái chính trị nào và cũng không tìm đưa ra một con đường thứ ba giữa Chế độ Tư Bản và Cộng sản.

Về diểm này, Văn kiện của Hội nghị khoáng đại cũng nhắc lại rõ ràng rằng : Các giáo xứ không được trở thành một nơi để tranh luận chính trị. Các linh mục phải chu toàn bổn phận của mình là " những người bênh vực công ích và sự thật."

Về những dấu hiệu tiêu cực được ghi nhận trong thời kỳ thay đổi từ chế độ cộng sản sang chế độ dân chủ, nghĩa là từ năm 1989 đến nay, các Giám mục BaLan nhấn mạnh đến sự trưởng thành quá chậm  về tinh thần công dân,  làm cho cuộc chung sống trở nên khó khăn trong một xã hội đa hình thức, làm cho hình ảnh lịch sử và văn hóa quốc gia bị lu mờ dần dần, làm cho cách cư xử  của nhiều người trở nên ích kỷ, đến độ  có thái độ lãnh đạm đối với các giá trị vẫn được mọi người tôn trọng.

Cho dù theo chính sách cởi mở với những thách đố của khoa học và đời sống mới hiện nay, Hội nghị khoáng đại lên tiếng chống  lại Thuyết "Hậu-tân thời"  vì thuyết nầy dẫn đưa đến Thuyết Hư vô;   Hội nghị Các Giám Mục BaLan chống lại " nền văn hóa sự chết "  ủnghộ phá thai và việc làm cho chết êm dịu. Nền văn hóa sự chết nầy là thành quả của chủ nghĩa Tự do về kinh tế,  và của sự lạc hướng  đối với những lý tưởng cao quí của sự sống con người.

Ðức Cha Tadeuz Pieronek , Tổng thư ký  Hội nghị khoáng đại của các Giám mục , một nhà thần học và một nhà văn nổi tiếng tại Ba lan, đã gọi công việc làm của Hội nghị khoáng đại là một bản kê khai các vấn đề đã được Giáo hội Ba lan nêu lên, để làm như " cuốn thủ bản " cho các tín hữu Kitô. Trong một cuộc phỏng vấn, Ðức Giám mục đã khuyên các tín hữu " đừng sa chước cám dỗ"  ham quyền  cai trị; đây là một hiện tượng được phổ biến nhiều trong nhóm đối lập chế độ cộng sản trước đây, là Công Ðoàn "Liên Ðới" ; hiện nay Công Ðoàn nầy tham gia lập chính phủ với phe Trung-hữu. Thực ra Công Ðoàn "Liên Ðới" ngày nay không còn là "Công Ðoàn Liên Ðới" của năm 1980 và vào thời Tổng thống Lech Walesa nữa; Các vị lãnh đạo chia rẽ và cãi cọ nhau, và ít được chuẩn bị để có thể lên nắm chính quyền.

Như đã nhấn mạnh trên đây: Giáo hội không can thiệp vào lãnh vực chính trị và kinh tế , nhưng  vì công ích cộng đồng quốc gia, và dựa theo giáo lý xã hội, Giáo Hội vẫn có quyền lên tiếng về những sai lầm của các nhà chính trị, nhất là những người tự xưng mình là " phát ngôn viên " của Ðạo công giáo. Giáo hội lên tiếng , không phải để chỉ trích hay đả phá, nhưng để sửa sai và để xây dựng một xã hội, một quốc gia tốt đẹp, công bình và tiến bộ trong hòa hợp , trong tình liên đới huynh đệ.

Về những  nhà chính trị tự xưng mình là phát ngôn viên của đạo cộng giáo hay có chủ trương thực hiện giáo lý xã hội của Hội Thánh , Ðức Giám mục Pieronek nói rõ ràng như sau : "Họ thường nại đến giáo huấn xã hội của Hội Thánh, nhưng mọi người đều có thể biết họ muốn nói  về cái gì rồi?  Nhiều lúc họ trở nên Giáo Hoàng hơn  chính Ðức Giáo Hoàng ".

Nói tóm lại, theo vị giáo sĩ uy tín này của HÐGM Ba lan, thì trong đời sống chính trị, có những dấu hiệu cho thấy rằng : cần có khả năng chuyên môn và nhất là cần sống liêm khiết hơn; cần hành động cụ thể hơn là những hứa hẹn suông ...


Back to Radio Veritas Asia Home Page