Người Công Giáo tại Ấn Ðộ bị bách hại
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Người
công giáo tại Ấn độ bị bách hại.
Nhật
báo công giáo Ý "Tương Lai", số ra ngày 05.6.2001, nói đến
cuộc bách hại các người công giáo tại Ấn độ, cách riêng
các Linh mục và Nữ tu, nhất là trong Bang Bihar -
và vụ bom nổ trong nhà thờ
giáo xứ Banjachar, tại Bangladesh, xẩy ra trong lúc cử hành thánh
lễ Chúa nhật vừa qua 3/06/2001, Lễ Hiện xuống.
Tại
Ấn độ, cách riêng tại Bang Bihar, Nữ tu và linh mục luôn luôn
là mục tiêu của các vụ bách hại xẩy ra từ mấy năm nay;
nhưng nhà cầm quyền nhắm mắt làm thinh , không điều tra và
không đưa ra những biện pháp ngăn chặn các vụ khủng bố
này, và trừng phạt những thủ phạm.
Mới
đây sau nhiều vụ tố cáo của HÐGM Ấn độ, ngày 28 tháng 4/2001
vừa qua, Tòa án bang Jhabua, lên án những thủ phạm về vụ
hiếp dâm bốn Nữ tu. Nhà cầm quyền Giáo hội coi đây
là một vụ án quan trọng hơn cả từ trước tới giờ đối
với những tín đồ Ấn giáo quá khích, luôn luôn tấn công
các tín hữu công giáo, cách riêng các linh mục và nữ tu,
gây thiệt mạng cho nhiều người. Vụ án này, tuy là một
an ủi cho các tín hữu công giáo, vì họ còn có thể tin tưởng
vào luật pháp của Nhà nước. Nhưng vụ án này được coi
như một luật
trừ, không đủ để
ngăn cản những vụ tấn công, sát hại khác vẫn thường xẩy
ra, không được nhà cầm quyền điều tra và trừng phạt.
Ngoài
những vụ tấn công các cơ
cở công giáo, hãm hiếp nữ
tu, bách hại linh mục trước đây, chưa được điều tra, xét
xử và trừng phạt, ngày
15 tháng 5/2001 vừa qua lại xẩy ra một vụ sát hại ba Tu sĩ Dòng
Salésiens trong miền đông bắc Bang Manipur. Vụ sát hại này xem
ra nhằm tấn công các trường
công giáo và các chủng viện. Từ năm 1990, trong Bang này đã
có ba linh mục bị giết, sáu vị khác bị bắt cóc và
nhiều vụ bao vây, tấn công các cở sở công giáo . Vụ
mới nhất là vụ sát hại ba tu sĩ Don Boscô, như chúng tôi vừa
nhắc trên đây. Nạn nhân của vụ sát hại này là Cha Raphael
Paliakara, 47 tuổi, Cha Andreas Kindo 31 tuổi, phụ tá Cha Paliakara và
Thầy Shinu Joseph Valliparambil, 23 tuổi.
Cha
Thomas Mulayinkal, Bề trên các Tu sĩ Don Bosco trong Tỉnh Dimapur, giải
thích cho nhật báo "Tương Lai" như sau: "Vụ sát hại xẩy ra
tại sân chơi bóng chuyền của Tập viện Salésiens, nằm trên
đồi Ngarian, gần Imphal. Vụ này có thể coi là một vụ tấn công
vào "nơi cầu nguyện", hơn là vụ tấn công vào nhà trường
hay một vụ tống tiền".
Ngoài ra, theo
một số chứng nhân, thì chiều ngày 15 tháng 5/2001 một nhóm
vũ trang súng tự động Ak 17 đột nhập sân của Tập viện, cưỡng
ép người nhà mời Cha Paliakara, lúc đó đang lo giáo huấn 27
tập sinh, ra ngoài cho họ gặp. Sau cuộc tranh luận tại sân bóng
chuyền, cha nộp cho nhóm quá khích này tất cả số tiền mặt
hiện có trong nhà , khoảng 30 ngàn rupies, tương đương 640 Mỹ
kim. Dù vậy, nhóm này không thỏa mãn. Người nhà nghe thấy
họ đòi cha phải dẫn tất cả các tập sinh ra sân bóng chuyền
, để họ nhận mặt những tập sinh nào không phải là người
địa phương . Trong lúc đó, thấy vậy, Cha Kindo và Thầy
Valliparambil cũng ra ngoài cùng với
Cha Paliakara tranh luận với nhóm quá khích. Các ngài
nói : " Ðây hoàn toàn là những thanh niên, không phải
tu sĩ. Sao lại phải dẫn họ ra ngoài? Các anh cho biết các anh
muốn gì nơi họ và tôi sẽ cho họ biết ".
Tức
giận về lời từ chối của Cha Giám đốc Tập viện, nhóm quá
khích liền xả súng vào cha và hai vị đứng bên cạnh, như để
che chở cha.
Cha
Jonas Kerketta tuyên bố với đặc phái viên bào "Tương Lai"
rằng : "Cha Paliakara đã hành động như một mục tử nhân lành,
liều mạng sống để cứu các mạng sống của đàn chiên mình".
Căn cứ vào chứng tá của người nhà và của các tập
sinh, Cha Kerketta quả quyết: "Nếu Cha Paliakara đáp lại lời yêu
cầu của nhóm quá khích này, thì tất cả các tập sinh không
phải là người địa phương đều bị sát hại, vì nhóm này
mang súng tự động. Nhiều tập sinh cũng nhĩ rằng: hai cha
và thầy Valliparambil đã hy sinh mạng sống
để cứu sống họ".
Ngày
17 tháng 5/2001, lễ an táng ba Tu sĩ Salesiens được cử hành tại
chủng viện Don Bosco ở Dimapur với sự hiện diện của 200 linh
mục, 3 giám mục và 5 ngàn giáo dân. Trong số 27 tập sinh, chỉ
có 6 mà thôi là nguời địa phương. Tại Manipur số người công
giáo khoảng 70 ngàn trong số hai triệu rưởi dân cư , người
địa phương.
Cha Mulayinkal xác nhận rằng: "Nhóm vũ trang chủng tộc tại đây luôn luôn nhằm chúng tôi và trừng phạt chúng tôi, bởi vì chúng tôi không thỏa mãn những yêu cầu của họ. Tại đây, hàng giáo sĩ là người tiên phong can đảm chống lại nhóm quá khích vũ trang này và tiếp tục kháng cự, trong khi đó nhiều công chức nhà nước lại nhượng bộ những đòi hỏi của họ. Còn lực luợng cảnh sát có thái độ như những người bàng quan.
Tháng
hai 2001 vừa qua, tám trường công giáo (với tổng
số 10 ngàn học sinh) trong miền thung lũng Imphal đã tuyệt
đối khước từ lời yêu cầu của nhóm quá khích đòi mỗi
trường phải nộp nửa triệu rupies.
Ngày
18 tháng 5/2001 vừa qua, hơn một ngàn trường công giáo tại
miền đông-bắc Ấn độ đóng cửa để biểu tình
phản đối vụ sát hại ba tu sĩ Salesiens.
Dù
có những vũ phản đối và nhiều sáng kiến khác nữa trong
toàn quốc, các cuộc diều tra vẫn chưa khởi sự. Ngày 29 cũng
tháng 5/2001 vừa qua, tất cả các trường đóng cửa một ngày
để phản đối và yêu cầu điều tra, bảo dảm an ninh cho người
dân. Trong miền đông bắc Ấn độ, có ba Bang trong số bẩy
Bang, số tín hữu Kitô trổi vượt, nhưng bầu khí bạo động
vẫn luôn luôn đe dọa sự có mặt của các nhà truyền giáo.
Trong
khi đó, tại Bangladesh, Chúa nhật vừa qua 3/06/2001, Lễ Hiện Xuống,
một trái bom nổ trong nhà thờ, gây thiệt mạng 10 người và
khoảng 20 người bị thương, trong số này có mấy người bị thương
nặng. Vụ nổ xẩy ra tại giáo xứ Banjarchar, thuộc giáo phận
Khulna, dưới quyền Ðức Cha Michael D’Roasrio, giám mục giáo
phận. Vụ nổ xẩy ra sáng Chúa nhật 3/06/2001, trong lúc cử hành
thánh lễ lúc 7:30. Số người tham dự khoảng 400. Cha Mimmo Petanza, thuộc Tu hội truyền
giáo Saveriano, cha sở, đã thoát chết.
Cha Jacob thuật lại: "Vụ nổ xẩy ra vào lúc vừa đọc
bài xong bài đọc hai, 7:45. Một sức nổ khinh khủng". Trái
bom được đặt kế bên tường nhà
thờ, gói trong một bao, giấu kín dưới mấy cuốn sách.
Các người chết được nhân viên an ninh địa phương đưa ra
khỏi nhà thờ; các nguời bị thương được chở đến bệnh
viện của quận Gopalgani. Những người bị thương nặng được
chở tới bệnh viện Dhaka (thủ đô). Sáng thứ hai mồng 4.6.2001,
giáo xứ Banjachar đã cử hành lễ an táng các người chết.
Thủ
tướng chính phủ, ông Sheikh Hasina Wajed, ra lệnh mở cuộc điều
tra và huy động quân đội. Có người cho rằng: do nhóm Hồi
giáo quá khích; nhưng trong Giáo hội công giáo địa phương không
ai nghĩ như vậy, vì mối quan hệ giữa các người công giáo
và Hồi giáo vẫn tốt đẹp, trái lại nghĩ rằng: đây là hành
động của bọn khủng bố.
Ðược tin đau buồn về vụ bom nổ trong nhà thờ giáo xứ Banjachar, ÐTC ủy Ðức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc vụ khanh, gửi diện văn chia buồn đến Ðức Giám mục giáo phận Khulna. Ðiện văn viết như sau: ÐTC rất đau đớn khi nhận được tin về vụ bom nổ trong nhà thờ Banjachar. Ngài bảo đảm với các tín hữu giáo xứ lời cầu nguyện cho các người đã bị giết hại và xin ơn an ủi và sự lành mạnh cho các nguời bị thương. Ðồng thời ngài chia sẻ nỗi đau khổ của các gia đình bị mất người thân yêu. Xin Mẹ Maria bầu cử và an ủi những ai đau khổ. ÐTC lên án vụ bao động này và ngài kêu gọi cộng tác để bảo đảm bầu khí hòa bình và sự tôn trọng nhau.