ÐTC gửi sứ điệp
cho Thủ Tướng Do Thái
và chủ tịch Palestine
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
ÐTC
gửi sứ điệp cho Thủ tướng Do thái và Chủ tịch Palestine.
Tình
hình tại Thánh địa, từ gần 8 tháng nay, trở nên mỗi ngày
mỗi trầm trọng. Cuộc hòa đàm giữa Do thái và Palestine trong
những năm vừa qua, đã tiến được
những bước dài. Nhưng đột nhiên, từ tháng 10 năm
ngoái (2000), căng thẳng giữa hai phe mỗi ngày mỗi
gia tăng. Cứ mức độ này, chiến tranh rất có thể bùng
nổ tại miền Trung Ðông. Trong một cuộc họp báo, Tướng
Israel Ziv, chỉ huy quân đội nhẩy dù và bộ
binh Do thái , tuyên bố như sau: "Tình hình
bùng nô này sẽ không tránh khỏi một chiến tranh toàn
diện. Cần phải chuẩn bị cho biến cố có thể xẩy đến này;
nhưng trên bình diện ngoại giao, cũng cần phải làm hết sức
để ngăn cản". Vị chỉ huy cảnh sát miền bắc Israel tuyên bố
như sau: "Việc gia tăng những vụ khủng bố của Palestine không
phải ngẫu nhiên, nhưng nằm trong kế hoạch chính trị, nhằm gây
nên trong xã hội Palestine một mặt trận rộng lớn chống Do thái
và bên ngoài nhằm gây áp lực quốc tế trên Israel".
Ðứng
trước những đe dọa này, sau nhiều lần kêu gọi hai phe Do thái
và Palestine trở lại ngồi vào bàn hội nghị, để tìm giải
pháp công bình cho cả hai
phe: một giải pháp tôn trọng quyền tự quyết của dân tộc
Palestine và sự an ninh cho người dân Do thái, thì hôm thứ tư
vừa qua, ngày 30.5.2001, ÐTC đã cử ÐHY Pio Laghi, cựu Tổng trưởng
Bộ Giáo dục công giáo, đến Thánh địa, để trao sứ điệp
cho Thủ tướng Do thái, ông Ariel Sahron và
chủ tịch Palestine, ông Yasser Arafat. ÐHY Pio Laghi là một nhà
ngoại giao giầu kinh nghiệm. Trước đây ngài đã giữ chức
vụ Sứ Thần Tòa Thánh tại Argentina và Hoa kỳ trong nhiều năm.
Tiến
sĩ Navarro Valls, phát ngôn viên và Giám đốc Phòng báo chí Tòa
Thánh, cho biết: Mục đích của chuyến ra đi của ÐHY Pio Laghi là
để trình bày với Chính phủ Do thái và Nhà Cầm quyền
Palestine sự lo lắng liên lỉ của ÐTC về tình hình đáng lo ngại
tại miền Trung Ðông và để khuyến khích Do thái và Palestine
tiến đến cuộc đình chiến và sau đó trở lại đối thoại với
nhau. Thông cáo của phòng báo chí viết
như sau: "Trong sự lo lắng đối với Thánh địa, Ðức Gioan
Phaolô II đã cử ÐHY Pio Laghi đến Giêrusalem như vị đặc sứ
của ngài, có Ðức Ông Giovanni D’Aniello, Cố vấn Tòa Sứ
Thần, hiện phục vụ tại Phủ Quốc vụ Khanh, cùng đi theo".
Thông cáo viết thêm như sau: "Trong những ngày lưu lại Thánh
địa, ÐHY sẽ gặp Thủ tướng Do thái, ông Ariel Sharon và Chủ
tịch Palestine, ông Yasser Arafat. ÐHY sẽ trao cho mỗi vị một sứ
điệp do chính ÐTC ký, để khuyến khích hai phe đình chiến và
trở lại đối thoại".
Nội
dung của sứ điệp do ÐHY Pio Laghi trao cho Nhà cầm quyền thái và Palestine chưa được tiết lộ trong lúc
này. Nhưng người ta có thể tưởng tượng được rằng: ÐTC
nhắc lại những lời kêu gọi Do thái và Palestine đã được
nói lên trong nhiều dịp khác nhau trong thời gian vừa qua. Cách
đây đúng hai tuần, trong buổi tiếp kiến chung thứ tư hằng
tuần, sau chuyến viếng thăm Hy lạp, Syrie và Malta về, ÐTC xác
nhận rằng: Ngài sẽ tiếp tục cầu nguyện cho miền Ðất này
"cho tới lúc nào thù ghét nhường chỗ cho hòa giải và
cho việc tôn trọng các quyền của mỗi một dân tộc". Trong
chính những ngày hành hương theo vết chân Thánh Phaolô, ÐTC
đã kêu gọi hai bên trở lại bàn hội nghị như trước đây.
Ngài đã đích thân đến miền Golan, giáp giới Do thái và
Syrie, nơi hiện vẫn giữ lại những tàn phà của chiến tranh,
để cầu nguyện cho hòa bình và để lưu ý dư luận quốc tế
về tình hình căng thẳng hiện
nay tại miền Trung Ðông.
Nhật
báo "TươngLai" số ra ngày
01.6.2001, đã cho biết như sau: Thủ tướng Do thái, ông Ariel
Sharon đã dành cho ÐHY Ðặc sứ một sự đón tiếp rất nồng
hậu. Trong cuộc nói chuyện, Thủ tướng nhắc lại chuyến viếng
thăm của Ông, hồi giữ chức vụ Tổng trưởng Ngoại giao Do
thái, và lời Ðức Gioan Phaolô II nói với ông: Giêrusalem
và đất của Israel là thánh thiêng đối với ba tôn giáo độc
thần (Do thái giáo, Hồi giáo và Kitô giáo), nhưng đất này
chỉ được hứa ban cho người Do thái mà thôi. Thủ tướng
Sharon cũng nhắc lại ý chí của Do thái tiến đến hòa bình ,
bằng cách tuyên bố "đình chiến đơn phương". Nhưng trước
việc gia tăng khủng bố, chính phủ của Ông không thể có thái
độ thụ động lâu dài được. Vì thế, Ông yêu cầu Tòa
Thánh dùng ảnh hưởng của mình và nói rõ với chủ tịch
Arafat ra lệnh chấm dứt các hành động khủng bố, giết hại
và khuynh đảo. Thủ tướng bảo đảm với ÐHY Ðặc sứ rằng:
"Tôi sẵn sàng thực hiện những từ bỏ, dù phải đau khổ,
để tiến đến hòa bình thực, nhưng đồng thời bảo đảm an
ninh của người dân Do thái và một biên giới không thể vượt
qua được".
Thứ
sáu (01.6.2001), Phái đoàn Tòa Thánh gặp Chủ tịch Arafat. Trong
dịp này, Thủ tướng Do thái cũng trao một sứ điệp cho ÐHY
và xin ngài trao lại cho Chủ tịch Arafat.
Phái
doàn Tòa Thánh đến Palestine, trong lúc Chủ tịch Arafat viếng
thăm Bruxelles, để gặp ông Ramano Prodi, chủ tịch Uûy ban Liện
hiệp Châu Âu. Tại đây Chủ tịch Arafat đã nhận được sự
ủng hộ của Liên hiệp Châu Âu, trong việc yêu cầu gửi quan
sát viên Châu Âu và Quốc tế đến những lãnh thổ bị Do
thái chiếm đóng. Chũ tịch Liên hiệp Châu Âu cũng yêu cầu
ông Arafat làm tất cả những gì có thể, để chấm dứt ngay
các vụ khủng bố. Ðồng thời Ủy ban Liên hiệp Châu Âu cũng
tuyên bố: việc Do Thái chiếm đóng đất đai của Palestine, là
bất hợp pháp. Ủy ban yêu cầu Do thái bãi bỏ việc phong tỏa
kinh tế tại các lãnh thổ chiếm đóng. Sau cùng Ủy ban Liên
hiệp Châu Âu cũng ký một thỏa ước về viện trợ tài chánh
cho Palestine, nhưng với điều kiện này: là phải bảo đảm việc
xử dụng hết sức rõ ràng nguồn tài trợ nầy.
Với những can thiệp của Ðức Gioan Phaolô II , của Chính phủ Hoa kỳ và của Cộng đồng Châu Âu, hy vọng Do thái và Palestine trở lại hội nghị, để hòa bình chóng trở lại miền Trung Ðông, để các quyền của hai dân tộc Do thái và Palestine được tôn trọng và cuộc chung sống hòa bình giữa Khối Ả rập và Do thái được bảo đảm lâu dài.