Cuộc họp báo trình bày
Giáo Hội Công Giáo lễ nghi Latinh tại Nga
mừng kỷ niệm 10 năm phục hưng
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Cuộc
họp báo về lễ mừng kỷ niệm 10 năm phục hưng Giáo hội công
giáo lễ nghi Latinh tại Nga.
Như
chúng tôi đã loan tin trước đây, Ðức TGM Jean Louis Tauran,
Ngoại trưởng Vatican, Ðặc sứ của ÐTC, đã đến Moscowa trong
những vừa qua (từ 25 đến 27.5.2001), để chủ tọa các lễ
nghi mừng kỷ niệm 10 năm phục hưng Giáo hội công giáo lễ
nghi Latinh tại Nga.
Sau
lễ mừng kỷ niệm, thứ ba vừa qua, ngày 29.5.2001, tại Moscowa,
Ðức TGM Tadeusz Kondrusiewicz, Giám quản Tông Tòa phụ trách các
cộng đồng công giáo thuộc lễ nghi Latinh của Giáo phận miền
Bắc nước Nga-châu Âu, kiêm chủ tịch HÐGM Nga, đã chủ tọa cuộc họp
báo, để trình bày với giới báo chì về lễ mừng kỷ niệm
10 năm việc phục hưng Giáo hội công giáo, vừa kết thúc.
Dĩ nhiên, phần lớn cuộc họp báo dành cho chuyến viếng
thăm tới đây của ÐTC tại Cộng hòa Ukraine (từ 23-26.6.2001);
trong khi đó, chuyến viếng thăm của Ðức Gioan Phaolô II
tại Nga, cho tới lúc này, vẫn bị "bế tắc".
Với
gới báo chí: Ðức TGM quả quyết rằng: Chuyến viếng thăm của
ÐTC tại Cộng hòa Ukraine hoàn toàn có tính cách "mục vụ", không phải "chính trị". Trả lời câu hỏi của những
người chính thống về con số ít ỏi các người công giáo tại
Ukraine (5 triệu trong số 50 triệu dân cư ), không cần phải có
một chuyến viếng thăm như vậy, Ðức Cha Kondrusiewicz nói như
sau: "Cho tới lúc này,
ÐTC đã hành hương tại gần 100 quốc gia khác nhau trên
thế giới. Ngài đi đến những nơi có các tín hữu của ngài
và cả những nơi có số người công giáo còn ít hơn tại
Ukraine". Ðức TGM cực lực bác bỏ những tố cáo về "việc chiêu mộ" các tín hữu chính thống, với lập luậnnhư
sau: "Chúng tôi hiện diện tại đây (Nga) để giúp đỡ những
người có đã là công giáo và những người muốn trở
thành công giáo".
Ðức Giám quản Tông Tòa cũng xác nhận rằng: trong chuyến viếng thăm tại Kiev, ÐTC sẽ không chính thức tiếp xúc với Ðức TGM chính thống Vladimir, đứng đầu Giáo hội chính thống Ukraine, thuộc quyền Tòa Giáo chủ Moscowa. Nhưng rất có thể có cuộc gặp gỡ "theo hình thức xã giao" trong buổi tiếp tân tại Dinh của Tổng Thống Leonid Kuchma.
Nói
đến tình hình Giáo hội công giáo tại Nga, Ðức TGM phàn nàn
vì Nhà Cầm quyền tại đây vẫn đặt một số ngăn trở đối
với các hoạt động của Giáo hội công giáo, thí dụ: không
cấp chiếu khán cho một số linh mục ngoại quốc và cho tới lúc
này chỉ có hai Dòng tu được đăng ký: Dòng Phanxicô và Dòng
Tên.
Về
đối thoại giữa Tòa Thánh và chính quyền tại Liên Bang Nga,
thực sự đã có một vài bước tiến, nhờ vào chuyến viếng
thăm vừa qua của Ðức TGM Jean Louis Tauran, ngoại trưởng
Vatican, Ðặc sứ của ÐTC, tại Moscowa,
nhân dịp mừng kỷ niệm 10 năm việc phục hưng Giáo hội
công giáo lễ nghi Latinh. Trong những ngày viếng thăm Moscowa,
Ngoại trưởng Tòa Thánh đã được Thứ
trưởng ngoại giao Nga tiếp kiến. Trong một thông cáo
được phổ biến sau cuộc gặp gỡ giữa hai bên, đã có nhắc
đến "sự đồng quan điểm" giữa Nga và Vatican về "các
vấn đề quan trọng trên thế giới hiện nay".
Bài
giảng Thánh lễ mừng kỷ niệm của Ðặc sứ ÐTC cũng được
đón nhận cách tích cực, nhất là khi Ðức TGM Tauran nói đến
sự kiện này là tại Moscowa "cộng đồng công giáo
hiện đang sống bên cạnh Giáo hội chính thống Nga và cuộc
đối thoại truyền giáo không phải là một cuộc tuyên truyền,
cũng không phải là việc chiêu mộ tín đồ , nhưng là "một
sứ điệp về hòa giải".
Những dấu hiệu về đối thoại phát xuất từ Tòa Giáo
chủ Moscowa xem ra tương phản nhau. Cách đây ít ngày, trong chuyến
viếng thăm Baku, thủ đô cộng hòa Azerbaigian, Ðức Alexis đệ
nhị, Giáo chủ Giáo hội chính thống Nga, tuyên bố như sau: "Chuyến viếng thăm của Ðức
Gioan Phaolô II tại Kiev và Lviv (Leopoli) sẽ
làm cho mối quan hệ giữa các đại diện thuộc khuynh hướng
khác nhau tại Ukraine trở nên căng thẳng hơn", đồng thời
Ðức Giáo chủ xác nhận rằng: Trong chuyến viếng thăm này
sẽ không có cuộc gặp gỡ trên bất cứ cấp bậc nào với
các giám chức và hàng giáo sĩ của Giáo hội chính thống
Ukraine (có ý nói đến Giáo hội chính thống tại Ukraine thuộc
Tòa Giáo chủ Moscowa).
Dù sao đã có những dấu hiệu tích cực về đối thoại, đáng quan tâm hơn cả là Hội nghị liên Giáo hội, do Ủy Ban cố vấn Nga tổ chức tại Moscowa. Hội nghị này, về phía công giáo do Ðức TGM Tadeusz Kindrusiewicz chủ tọa, về phía chính thống, do Ðức TGM Kirill, nhân vật số hai, phụ trách ngoại giao của Tòa Giáo chủ Moscowa, và do Mục sư Baptista Pjotr Koval’cik, đại diện Giáo hội Tin Lành. Các vị tham dự Hội nghị đã gủi sứ điệp cho Ðức Gioan Phaolô II và Ðức Giáo chủ Alexis đệ nhị. Cả hai sứ điệp này đã được đăng trên tuần báo công giáo Nga: "Svet Evangelija" (Ánh sáng Tin Mừng). Trong sứ điệp phúc đáp, ÐTC viết: "Tôi rất vui mừng được biết về sáng kiến nhằm phát triển sự cộng tác giữa các Giáo hội và các cộng đồng giáo hội tại Liên bang Nga và miền Balcan". Về phía Giáo hội chính thống, Ðức Giáo chủ Alexis đệ nhị nhận xét rằng: "Hội nghị liên Giáo hội tại Moscowa minh chứng ước muốn tha thiết dẫn đưa giới trẻ thuộc các giáo hội theo đuổi, trong các lãnh vực khác nhau của đời sống xã hội, những lý tưởng cao quí của đời sống Kitô".