Người nghèo tham gia cuộc nổi loạn

một phần vì bị giáo hội bỏ rơi

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

 

Người nghèo tham gia cuộc nổi loạn một phần vì bị giáo hội bỏ rơi.

Philippines (Manila) - (CNS 9/5/2001) - Giáo hội sao lãng trách nhiệm đối với người nghèo đã góp phần dẫn tới các vụ nổi loạn chống chính phủ.

Trên đây là quan điểm của một số GM Philippines sau vụ hàng trăm ngàn người nghèo ủng hô cựu tổng thống Philippines  tham gia các vụ nổi loạn chống chính phủ. Theo ÐC Teodoro Bacani, GM phụ tá TGP Manila, sự kiện này cho thấy thành phần nghèo bị gạt ra ngoài lề xã hội đã vùng dậy đòi quyền lợi của họ chống lại phía mà họ cho là đã gạt họ ra bên lề. Trong bài viết được đăng trên một nhật báo xuất bản tại Manila và được hãng thông tấn UCAN trích thuật, ÐC Bacani nói rằng nhiều người nghèo coi giáo hội và các phương tiện truyền thông là nguyên do đưa tới vụ lật đổ chính thể của cựu tổng thống Joseph Estrada, thân người nghèo, từ đó đưa họ trở ra lại cuộc sống bên lề xã hội. Sự bực tức của người nghèo một phần nào cũng nhắm vào ÐHY Jaime Sin, TGM Manila, là người đã lên tiếng kêu gọi ông Estrada hãy từ chức. Tháng 10 năm ngoái, sau khi vị thống đốc tỉnh Ilocos Sur là ông Singson đưa cho ÐHY Sin coi các bằng chứng cho thấy cựu tổng thống Estrada có dính líu tới các vụ hối lộ để dung dưỡng các sòng bài đánh số đề, ÐHY Sin và Hội Ðồng Mục Vụ TGP Manila đã tuyên bố ông Estrada không còn đủ uy tín luân lý để làm tổng thống và kêu gọi ông nên từ chức. Sau đó, HÐGM Philippines đã ủng hộ lời kêu gọi này của ÐHY Sin, các linh mục và tu sĩ trong nước cũng hưởng ứng và tham gia phong trào đòi ông Estrada từ chức.

Trong khi đó, ÐC Leonardo Legaspi, TGM Caceres và là phó chủ tịch HÐGM Philippines thì nói với hãng thông tấn UCAN hôm mùng 4 tháng 5 vừa qua như sau: "Từ lâu, tôi tin rằng sự hiện diện của giáo hội trong xã hội qua vai trò làm trung gian đã vắng mặt. Kể từ năm cuộc cách mạng nhờ qua  "quyền lực nhân dân" năm 1986, giáo hội không còn là người trung gian trong những lần quốc gia lâm vào tình trạng khủng hoảng, khi mà giáo hội chọn đứng về một phía. Một nhà lãnh đạo tự nhiên cho một vai trò trung gian như thế phải là ÐHY Sin, tuy nhiên xem ra ngài đã chọn đứng về một bên". Tưởng cũng nên nhắc lại là trong cuộc nổi dậy chống nhà độc tài Ferdinand Marcos vào năm 1986, chính ÐHY Sin là người đã trực tiếp kêu gọi người dân xuống đường để ngăn ngừa một cuộc đụng độ đẫm máu giữa các thành phần quân đội chống và phe ủng hộ ông Marcos. Theo cái nhìn của nhiều vị GM Philippines, đó mới chính là vai trò trung gian đích thực. Nhưng bối cảnh cuộc nổi dậy dạo tháng Giêng vừa qua thì khác hẳn và lần này, ÐHY Jaime Sin đã công khai tỏ lộ sự bất mãn của ngài đối với riêng một người là cựu tổng thống Estrada. ÐTGM Legaspi nói là khi ngài nhìn thấy những khuôn mặt giận dữ và quyết tâm muốn xông vào dinh tổng thống ngày 1 tháng 5 vừa qua, thì ngài ý thức đây là một lời cảnh tỉnh cho giáo hội nên dấn thân nhiều hơn nữa trong sứ mạng phục vụ cho người nghèo. ÐC Francisco Claver, GM Bontoc-Lagawa, bày tỏ cảm nghĩ như sau: "Cuộc nổi dậy lần này không hẳn là một hành động chống chính phủ hay chống giáo hội, nhưng mục đích của những người biểu tình là để đưa một tên trộm và bất tài trở lại ghế tổng thống. Cuộc nổi loạn này xác nhận phân tích của Hội Ðồng Mục Vụ Quốc Gia về Canh Tân Giáo Hội diễn ra hồi tháng Giêng vừa qua, và chúng ta có thể kết luận rằng, người nghèo không đứng về phía giáo hội bởi vì giáo hội không có mặt giữa họ."


Back to Radio Veritas Asia Home Page