Phỏng vấn
ÐHY Joseph Tomko
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Với
việc ÐTC Gioan Phaolô II bổ nhiệm Ðức Tân Hồng Y Crescenzio
SEPE, người Ý, làm tân Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo, hôm
thứ hai 9/4/2001, Ðức HY Joseph TOMKO kết thúc 16 năm hướng dẫn
Bộ Truyền Giáo, trong thời điểm quan trọng cuối ngàn năm thứ
hai, bước vào ngàn năm thứ ba. Trong một bài phỏng vấn dành
cho hãng thông tấn Fides của Bộ Truyền Giáo, ÐHY Tomko đã tâm
sự với Linh Mục Giám Ðốc Bernardo Cervellera,
về những cảm tưởng của mình như sau:
"Sau
16 năm phục vụ tại Bộ Truyền Giáo, tôi ra đi những vẫn còn
mang sứ mạng Truyền Giáo trong tâm hồn mình. Trong 16 năm phục
vụ tại Bộ Truyền Giáo, tôi đã học được một điều cao
cả sau đây: Bộ Truyền Giáo là như một "Ðài Thiên Văn"
quan sát sinh hoạt truyền giáo của Giáo Hội giữa các dân tộc
trên thế giới. Bộ quan tâm đến các dân tộc
tại Á Châu, Phi Châu, Châu Ðại Dương, cũng như những
anh chị em còn cần được rao giảng Phúc Âm tại vùng rừng
sâu của Châu Mỹ Latinh, tại những vùng đất cực lạnh của
miền Cực Bắc Mỹ Châu và tại miền núi vùng
Balkan của Âu Châu nầy. Vì yêu thương, Thiên Chúa Cha đã sai
Con Một Mình đến với những
dân tộc khác nhau, với những nền văn hóa, ngôn ngữ, tôn
giáo khác nhau; biến cố
huyền nhiệm và lịch sử của Mầu Nhiệm Nhập Thể,
đã được kỷ niệm trong Năm Ðại Toàn Xá. Trọn cả
những năm tháng của đời tôi
được liên kết với biến cố Nhập Thể nầy, một món
quả cao cả từ Thiên Chúa. Tôi đã lảnh nhân nhiều hơn là
những gì tôi có thể cho đi. Tôi đã chia sẽ "cuộc thương
khó" của sứ mạng truyền
giáo, cùng với những niềm
vui và những khổ đau."
Ðó là nhận định tổng
quát của ÐHY Tomko, về thời gian 16 năm phục vụ tại Bộ Truyền
Giáo. Tiếp sau ÐHY chia sẻ thêm về những dấu hiệu có thể
biện minh cho những nhận định trên của Ngài. ÐHY nói như sau:
"Tôi
đã sống cuộc phiêu lưu của Chúa Thánh Thần, Ðấng đang hoạt
động giữa các dân tộc. Tôi đã nhìn thấy Giáo Hội ăn rể
sâu và phát triển , giữa sự bách hại và đàn áp; tôi
đã nhìn thấy lòng can đảm
anh hùng của những nhà truyền giáo và những người kitô mới,
giữa những sự yếu đuối của con người và sự mở cửa
từ từ của những nền văn hóa truyền thống lâu đời. Tôi
đã thực hiện hơn 50 chuyến đi thăm các dân tộc tại Phi Châu
và những nơi khác! Từ những dân tộc nầy, tôi học
được cách " cử hành Phụng Vụ tôn vinh Thiên Chúa"
trong tinh thần và trong những điệu
múa. Tôi đã đích thân giúp vào việc vun trồng và làm
cho lớn lên nhiều cộng đoàn mới; Chúa Kitô huyền
nhiệm được sinh ra giữa các dân nước; Thân Thể Chúa
được đưa vào trong những cộng đoàn mới và những giáo
phận, giống như niềm vui đã được Thánh Phaolô
nhắc đến trong những bức
thơ. Hầu như mỗi lần, tôi đi
gặp Ðức Giáo Hoàng, tôi mang đến một lời yêu cầu hãy
nhìn nhận một giáo phận mới, hoặc phủ doãn tông tòa, vừa
cảm thấy mình như một người
"đỡ đầu" cho một trẻ mới sinh ra trong giáo hội. Con số
các giáo hội địa phương nầy đã được gia tăng: từ con số
877 vào năm 1985, tăng lên đến 1,059 vào năm 2001. 37% Giáo Hội
công giáo đã được tăng gần gắp đôi trong những năm gần
đây, đó là chưa kể sự gia tăng ơn gọi nữa. Tắt một lời,
Chúa đã hoàn thành công
việc của Ngài qua chương trình hành động của tôi,
"ngõ hầu Giáo Hội được xây dựng" (Ut Ecclesia
aedificetur).
Trong những năm làm
Tổng trưởng, Tôi đã luôn cố gắng thăng tiến phẩm chất
của việc huấn luyện ở mọi cấp bực: những
lớp huấn luyện đặc biệt cho các giám mục, khóa huấn
luyện cho ban giảng huấn trong chủng viện, những chuyến đi thăm
mục vụ và tông đồ đây đó, những đại hội truyền giáo,
những chuẩn bị bổ nhiệm các tân giám mục (đa số từ
nhân sự
tại địa phương), việc linh hoạt truyền giáo ở mọi cấp
bực trong giáo hội. Sự gia tăng những ơn gọi đòi hỏi sự
gia tăng những phương tiện tài chánh để xây thêm những
chủng viện mới cần cho việc huấn luyện
những vị lãnh đạo tương lai cho các Giáo Hội trẻ, để
xây những nhà thờ mới ( 467 nhà thờ trong một năm!); đây
là những nơi và là những phương tiện để rao giảng Phúc Âm
và những sinh họat khác nữa, mục vụ, xã hội, giáo dục,
nhân đạo. Hiện tại, chúng tôi đang
trợ giúp cho 29,000 đại chủng sinh và 52,000 tiểu chủng
sinh. Tắt một lời, đây là một trách vụ hấp dẫn, mỗi ngày
mỗi mới.
Khi tôi đến phục
vụ tại Bộ Truyền Giáo, vào khoảng thập niên 80 (1985), nền
thần học giải phóng nặng ảnh hưởng marxít đang thịnh hành
và bị cám dỗ
muốn giới hạn sứ điệp kitô vào việc dấn thân xã
hội. Ðứng trước nguy cơ biến sứ mạng của Giáo Hội thành
sự dấn thân xã hội theo khunh hướng Marxít, hoặc thành sự
đối thoại xã hội trong đó con người Chúa Giêsu Kitô hoàn
toàn bị biến mất ( trường hợp
những nhà truyền giáo không có Chúa Kitô), chúng tôi
đã cố gắng làm sao để đặt việc rao giảng Chúa Kitô vào
chỗ trung tâm; bởi cái chết và sự sống lại, Chúa đã cứu
rỗi chúng ta khỏi mọi sự nô lệ và là câu trả lời
cho tất cả những khao khát tôn giáo đích thật
đang tìm về Một Thiên Chúa duy nhất chân thật. Ðây là
một trong những thách thức
được Ðức Gioan Phaolô II đề ra cho ngàn năm thứ ba:
đó là khám
phá lại Chúa Giêsu
Kitô và hướng việc đối thoại thành "việc đối thoại
của ơn cứu rỗi". Hiện nay công việc nầy vẩn tiếp tục...
Trả lời cho câu
hỏi phải đối diện như thế nào đối với hiện tượng toàn
cầu hóa và hiện tượng thông tin nhanh chóng giữa các đại
lục, ÐHY
Joseph Tomko đã cho biết như sau:
Có
sự kiện thế giới đang trở thành nhỏ hơn; và chúng tôi
đáp lại việc toàn cầu hóa kinh tế, bằng việc toàn cầu hóa
hoạt động truyền giáo. Tôi đã cố gắng bằng mọi cách để
khuyến khích các giáo hội trẻ hãy đóng góp nhân sự và
phương tiện, cho sứ mạng phổ quát của Giáo Hội. Công việc
truyền giáo không còn là công việc của Giáo Hội công giáo
từ bên Tây phương truyền sang cho các quốc gia khác; công việc
truyền giáo ngày nay là công việc đến từ
mọi chiều hướng! Phi Châu cũng đã bắt đầu sai đi những
nhà truyền giáo đến các quốc gia khác tại Phi Châu và
ngoài Phi Châu nữa. Một trong những đề nghị có ý nghĩa
nhất, là "Ðại Hội Truyền Giáo Châu Mỹ LaTinh vào
năm 1999, có bao gồm cả Bắc Mỹ nữa, và trở thành "Ðại
Hội Truyền Giáo Mỹ Châu" (CAM). Bằng cách nầy,chúng tôi ủng
hộ việc sai các nhà truyền giáo đến Phi Châu, Á Châu và
Ðại Dưông Châu, từ những quốc gia như Pêru, Colombia, Mehicô:
những quốc gia nghèo và phải đối diện với những
vấn đề đặc thù riêng của mình, nhưng lại có khả năng
cho đi từ sự nghèo cùng của mình, và như vậy
cho ta thấy một tinh thần
truyền giáo trưởng thành.
Giáo Hội tại Mỹ Châu được mời gọi đóng góp về
nhân sự cũng như tài chánh cho công việc truyền giáo
trong tương lai. Một trong những hoa trái của toàn cầu hóa thông
tin là Internet (Mạng lưới Toàn Cầu hay Mạng Lưới Thông tin
điện toán); phương tiện nầy được
xử dụng ngay bởi hãng
tin Fides, một hãng tin quốc
tế tùy thuộc vào những Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo. Hãng
tin Fides là cơ quan đầu tiên trong số những cơ quan của Tòa
Thánh Vatican sử dụng trang WEB để
nối liền Roma với thế giới. Ngày nay trang WEB của Fides
được hơn 100,000 người vào đọc, kể cả những người từ
Việt Nam và Trung Quốc.
Nhìn về Giáo Hội
tại Á Châu, ÐHY Tomko có những nhận định như sau:
Trong
thập niên 90, những quốc gia được gọi là "Mãnh Hổ Á
Châu" xuất hiện và có ảnh hưởng trên nền kinh tế
và chính trị của Thế Giới. Mọi người nhìn Á Châu như là thị trường hấp dẫn
nhất thế giới; đối
với chúng ta, Á Châu là đại lục cần đến công cuộc truyền
giáo nhiều nhất, nơi mà Giáo Hội chỉ là một thiểu số.
Trong thông điệp "Sứ Mạng của Ðấng Cứu Chuộc", Ðức
GP II nói rằng Công cuộc Truyền Giáo vẫn còn ở trong giai đoạn
khởi đầu, và Á Châu là một thách thức cho công cuộc Rao
Giảng Phúc Âm trong Ngàn năm thứ ba. ÐTC cũng nói như vậy
tại Manila vào năm 1995 và Ngài đã lặp lại điều nầy tại
New Delhi năm 1999.
Một cách đặc
biệt, ÐHY Tomko nhắc đến Trung Quốc, nơi Giáo Hội công giáo bị
kiểm soát chặt chẽ. ÐHY nhận định như sau:
Ðối
với Trung Quốc, một mãnh hổ của Á Châu, chúng tôi luôn
luôn yêu cầu cho có tự do tôn giáo đầy đủ và tôn trọng
để cho Giáo Hội công giáo được tự do bổ nhiệm giám mục;
chúng tôi luôn yêu cầu tôn trọng đối với
căn cước và sự
hiệp nhất của Giáo Hội. Chúng tôi cầu xin sự trợ giúp của
các Thánh Tử Ðạo Trung Quốc, những
vị thánh được tất cảø
mọi người công giáo, không phân biệt thuộc Giáo Hội thầm
lặng hay ái quốc, đều có lòng
sùng mộ sâu xa.
Nhìn về Phi Châu,
ÐHY Tomko có những nhận định như sau:
Phi
Châu trước đây đã bị lãng quên trong sự nghèo cùng kinh
tế, với những cuộc chiến giữa các chủng tộc. Trên bình
diện giáo hội công giáo, chúng tôi đồng hành với hàng
giáo phẩm đang trở thành phi châu hoàn toàn. Chính tôi đã
có dịp phong chức giám mục cho hai vị trong số những vị giám
mục nổi tiếng của đại lục nầy. Vị thứ nhất là Ðức TGM
tử đạo của BUKAVU (trước
đây là Zaire), Ðức Cha Christophe Munzihirwa, bị giết chết
vào năm 1996; vị thứ hai là Ðức Cha Augustin Misago,bị đưa ra
tòa xét xử vì bị cáo là có dính
líu trong cuộc diệt chủng, nhưng đã được trắng án,
hoàn toàn vô tội. Phi châu đang đi tìm một con đường có
thể bảo đảm phẩm giá bằng nhau giữa các dân tộc, vừa vẩn
duy trì điều tốt đẹp nhất trong những nền Văn Hóa của mình
(như giá trị gia đình, tâm tình tôn giáo, vân vân..). Những
vị giám mục nầy là những nhà lãnh đạo của dân chúng Phi
Châu, với khả năng đối thoại với thế giới,
vừa vẩn duy trì được phẩm giá của nền văn hóa phi
châu. Với năm Toàn Xá vừa qua, hàng giáo phẩm Phi Châu trở
nên tiếng nói có
uy tín nhất và rõ ràng nhất, để rao giảng Chúa Kitô
và phơi bày những vi phạm nhân quyền. Hiện có một sự hiệp
thông sâu xa giữa các Giáo Hội tại Phi Châu, như một đại
gia đình của Thiên Chúa.
ÐHY có một nhận
định đặc biệt về những xung đột và về hiện tượng Hồi
giáo hóa Phi Châu, như sau:
Từ
nhiều thế kỷ, tại nhiều quốc gia Phi Châu, đã có một Hồi
giáo khoan dung, và điều nầy cổ võ cho sự chung sống hòa bình.
Chủ trương quá khích chỉ là một phần nhỏ của tôn giáo và
thường bị những mục tiêu chính trị xách đông giật giây.
Trên bình diện thế giới, cần phải hành động nhiều để bênh
vực những quyền lợi của người kitô, cũng như bênh vực
sự tự do tôn giáo cho tất cả mọi tín đồ các tôn giáo,
vừa kêu gọi các tín đồ các tôn giáo hãy đối xử với
nhau trong tinh thần tôn trọng lẩn nhau. Chúng tôi đã bênh vực
những nguời kitô tại Ðông Timor; chúng tôi hoạt động để
mang lại Hòa Bình tại Indonesia giữa những nguời kitô và tín
đồ Hồi giáo, hòa bình
giữa người Madurese và những nguời Dayak; Chúng tôi đã hoạt
động cho hòa bình và hòa giải tại các quốc gia quanh vùng Hồ
Lớn của Phi Châu.
Cuối cùng, trả
lời cho câu hỏi:
ÐHY nhìn như thế nào về tương lai và
có những dự kiến như thế nào cho ngàn năm thứ ba,
ÐHY Tomko
nói như sau:
"Tôi có cái nhìn hết sức tích cực. Có một sự mộ mến sốt sắng mới dành cho Chúa Giêsu Kitô, không phải như một vị anh hùng của quá khứ, nhưng như là một con người sống động. Tôi không thể nào quên được cuộc quy tụ đánh động của 2 triệu bạn trẻ tại Roma, trong Ngày Toàn Xá của giới trẻ; và nhiều người trẻ trong số nầy, đến từ các giáo hội trẻ trung. ÐTC đã hỏi các bạn trẻ nầy: Chúng con đến đây để làm gì? Chúng con đang tìm ai?." Roma và công cuộc Truyền giáo khắp nơi trên thế giới cần khám phá lại con người sống động Chúa Giêsu Kitô và một căn cước kitô rõ ràng. Trong tông thư "Khởi đầu ngàn năm mới", ÐTC GP II đã nhấn mạnh rằng ngàn năm thứ ba sẽ được ghi dấu bởi tinh thần đối thoại và sự rao giảng Phúc Âm: "việc đối thoại liên tôn không thể thay thế cho việc rao giảng tin mừng; việc đối thọai phải được hướng đến việc công bố" ( NNthứ ba, số 56). Việc Truyền Giáo ngày hôm nay trở nên trẻ trung hơn bao giờ hết. Tin Mừng không bao giờ dẫn đến cuộc trranh chấp tôn giáo, ngược lại Tin Mừng đem các tôn giáo lại gần nhau, để chống lại tất cả những gì đang âm mưu chống lại phẩm giá tuyệt đối của sự sống con người và sự tự do tôn giáo. Trong thông điệp "Sứ mạng của Ðấng cứu chuộc", ÐTC quả quyết rằng: Công Việc Truyền Giáo canh tân Giáo Hội, làm trẻ trung đức tin và căn cước kitô, cung ứng sự hăng say mới và sức thôi thức mới." (TD SMDCC, số 2). Truyền Giáo là phương thuốc chữa bệnh cho Tây Phương, đang mất dần phần tinh thần và có quá nhiều điều vật chất dư thừa.