Bài Phát biểu của ÐHY Angelo Sodano
Quốc vụ khanh Toà Thánh
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Tường
thuật tiếp về Khóa họp khoáng đại thứ 10 của THÐGM: đặc
biệt bài Phát biểu của ÐHY Angelo Sodano, Quốc vụ khanh Toà Thánh.
Vatican
- 11/10/2001 - Thứ năm,11 tháng 10/2001, ngày cuối cùng của giai
đọan họp chung để lắng nghe các phát biểu,
ÐHY Angelo Sodano, Quốc vụ Khanh Toà Thánh, nhân vật quan
trọng thứ hai sau ÐTC trong việc
quản trị Giáo hội toàn cầu, phát biểu ý kiến và được
các Nghị phụ chú ý lắng nghe, chào mừng bằng tràng pháo
tay dài. Ðề tài của bài phát biểu: "Một dấn
thân tông đồ chung: THÐGM của hiệp nhất".
ÐHY
mở đầu: Trong viện Tông đồ có 12 vị hội họp nhau trong Nhà
Tiệc li, tính khí khác nhau, trình độ học thức khác nhau, nhưng
tất cả đều hiệp nhất trong lý tưởng chung.
Trong
THÐGM này có hơn 200 nghị phụ và trong Giáo hội hoàn cầu, Giám
mục đoàn gồm hơn 4,500 giám mục: Giám mục chính tòa, giám
mục hiệu tòa và giám mục hồi hưu. Chúng ta đến từ các
miền khác nhau trên thế giơi, dĩ nhiên chúng ta có những kinh
nghiệm và sự nhậy cảm khác nhau.
Trong
tình hình này, điều chính yếu là Giám mục đoàn giữ sự
hiệp nhất căn bản và tích cực này, qua những giây mối liên
kết thực sự và đầy yêu thương
nói lên cộng tác sâu xa giữa Giám mục Roma và các
Giám mục trên cả thế giới.
Việc
suy tư về lễ tấn phong giám mục, không phải là điều không
hữu ích. Tất cả chúng ta được ghi vào một "Coetus
Episcopalis", một Giám mục đoàn duy nhất, kế nghiệp Tông đồ
đoàn. Việc chỉ định vị này hay vị khác giữ những chức vụ
khác nhau không phải là điều quan trọng bậc nhất. Vì thế chúng
ta có thể nói dược rằng mỗi
người trong chúng ta, qua lễ nghi tấn phong Giám mục, truớc hết
được ghi vào Giám mục đoàn và vì thế có bổn phận cảm
thấy mình là thành viên của tập đoàn này.
THÐGM
thực là một hình ảnh xinh đẹp của "bức tranh mosaique", gồm
biết bao mảnh kiếng nhỏ... được hợp lại cách lạ lùng.
ÐHY
Quốc vụ Khanh lướt qua các
thành phần tham dự Khóa
họp lần này: những đại diện của 11 Giáo hội công giáo Ðông
phương, phái đoàn của 112 HÐGM thế giới, không kể các thành
viên được ÐTC chọn tham dự Khóa họp này. Trong số các vị
tham dự, có 25 Vị đại diện Giáo Triều Roma, cộng tác trực
tiếp với ÐTC trong việc quản trị Giáo hội hoàn cầu.
Về
Giáo Triều Roma, ÐHY Quốc vụ khanh cho biết: 25 vị đứng đầu
các cơ quan trung ương đến
từ nhiều quốc gia khác nhau. Tất cả cùng phục vụ, cùng dấn
thân nuôi dưỡng tinh thần cộng tác huynh đệ với tất cả
các giám mục trên thế giới, cách riêng lúc các ngài đến
Roma viếng thăm Toà Thánh "Ad
Limina". Giáo Triều Roma, có thể nói, là một phần của thế
giới. 25 vị đứng đầu các Cơ quan quan trọng của Giáo Triều
được phân chia như sau: sáu vị người Ý, sáu vị gốc Tây
ban nha (Tây ban nha và các quốc gia Châu Mỹ latinh nói tiếng Tây
ban nha) - ba vị thuộc các nước nói tiếng Anh và tiếng Ðức
- một vị thuộc các miền nói tiếng Pháp, Bồ đào nha, Ba lan,
Ả rập, Châu phi, Nhật bản và Việt nam.
ÐHY
Sodano kết thúc bài phát biểu của mình như sau: Với các anh
em làm việc trong các Giáo phận, tôi xin đừng đòi hỏi chúng
tôi, những người làm việc tại Giáo Triều, những điều
không thể làm được. Tất cả chúng ta đều có giới hạn.
Những lập trường đối lập nhau không sinh ích gì cả. Thánh
Phaolô nói: "Alter alterius
onera portate" (Anh em hãy mang gánh nặng của nhau). Ước gì đây
là tinh thần của dấn thân chung của chúng ta, tinh thần được
đốt cháy bằng lửa tình yêu thương mà Chúa Kitô đã đổ
tràn trong tâm hồn chúng ta. Tôi xin bảo đảm với các nghị
phụ là những vị giám mục được ÐTC sai đi, như Sứ thần
hay Khâm sứ Tòa Thánh tại các quốc gia, cũng làm việc
trong tinh thần này. Hiện nay có hơn một trăm vị và có một
số làm việc trong những hoàn cảnh rất khó khăn. Tôi tin chắc
rằng: với sự cộng tác thành thực về phía các Giám mục
địa phương, công việc khó khăn của các Vị Ðại diện của
ÐTC cũng sẽ dể dàng hơn, công việc được hướng dẫn bởi
cũng một mục đích là hiệp nhất của chúng ta: tức lý tưởng
của việc mở rộng Nước Thiên Chúa. Vào đầu Ngàn Năm thứ
ba Kitô, Giám mục đoàn hãy xuất hiện trước thế giới, như
đã xuất hiện tại Nhà Tiệc li và như thế sẽ đem lại chứng
tá sống động thực sự cho
thấy "cor unum et anima sola" một
con tim và một linh hồn.
Sau
ÐHY Quốc vụ khanh Toà Thánh, ÐHY Ignace Moussa Daoud, Tổng trưởng
Bộ các Giáo hội Ðông phương, là người Syrie, nói tiếng Ả
rập, cũng đã phát biểu ý kiến. ÐHY nhấn mạnh về tính
cách hợp đoàn của Giám mục và tính cách Hội nghị (liên
hệ cách riêng đến các Giám mục, các Giáo chủ bên Ðông),
- về mục vụ các tín hữu Ðông phương di tản trên khắp thế
giới, do những cuộc bách hại tôn giáo hoặc vì lý do chính
trị và kinh tế. Ngài cũng nói đến việc lựa chọn các Giám
mục, có thể theo những phương thức khác biệt nhau giữa Tây
phương và Ðông phương.
Ngoài
hai bài phát biểu một của ÐHY Quốc vụ Khanh và một của ÐHY
Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Ðông phương, có một số nghị
phụ thuộc các miền đầy khó khăn, lên tiếng về tình hình
các Giáo phận của mình.
Ðức
Cha Emile Destombes, giám mục đại diện Tông Tòa Giáo phận Pnom
Penh (Campuchia) nói: Ðây là một Giáo hội bị hủy diệt do
chế độ tàn bạo cộng sản của Pol Pot, bằng việc loại trừ
mọi giám mục và linh mục. Mầu nhiệm Thánh giá đã qua Xứ
sở của chúng tôi. Nhưng niềm hy vọng đã làm sống động các
cộng đồng bé nhỏ này. Dấu hiệu của niềm hy vọng này là
lễ phong chức tới đây cho một số linh mục tiên khởi người
Kampuchia.
Ðức Cha Paul Khoarai, Giám mục trẻ tuổi của giáo phận Leribe ( Lesotho, Châu phi) nói đến những khó khăn trong miền của ngài: chính sách kỳ thị chủng tộc, chiến tranh diệt chủng, nạn tham nhũng, bệnh tật không thể chữa đuợc, bệnh Liệt Kháng (AIDS) như nạn dịch lan tràn ghê sợ khắp nơi... Ðức Cha quả quyết rằng: "Ma quỉ hành động đêm ngày để xây dựng và thiết lập vững chắc quyền thống trị của nó nơi tâm hồn con người. Các giáo phái và những lễ nghi tôn thờ Satan hiện gây nên biết bao khó khăn và vất vả cho các vị chủ chăn tại Châu phi.