Một số Nghị phụ Châu phi lên tiếng tố cáo:
người Hồi giáo quá khích
bách hại các tín hữu Công giáo
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Một
số Nghị phụ Châu phi lên tiếng tố cáo: người
Hồi giáo quá khích bách hại các tín hữu Công giáo.
Vatican
- 11/20/2001 - Trong phiên hội chung ngày thứ năm 11/10/2001 vừa
qua, ban sáng cũng như ban chiều, ÐTC và các Nghị phụ cùng cầu
nguyện; ban sáng bằng việc cử hành Lời Chúa và dâng tám
ý chỉ cầu nguyện bằng các tiếng khác nhau, kể cả tiếng Ả
rập, để cầu nguyện cách riêng cho các người khủng bố,
ban chiều bằng Kinh Mân côi, cầu nguyện cho các nạn nhân
của vụ khủng bố xẩy ra cách đây đúng một tháng (11/09/2001
- 11/10/2001) tại New York, Washington và Pittsburg, và cho hòa bình-hòa
giải giữa các dân tộc. Trong các cuộc phát biểu ý kiến,
một số nghị phụ Châu phi, cách riêng tại Sudan và Tchad lên
tiếng tố cáo những vụ bách hại các người công giáo do bởi
các tín đồ Hồi giáo quá khích.
Tại
Sudan, Ðức Cha Erkolano Lodu Tombe, giám mục Yei, kêu gọi như
sau: "Xin đừng mua dầu hỏa
của Sudan nữa. Ðây là dầu của
máu lửa và tiền bán dầu chỉ được xử dụng để
mua sắm vũ khí". Lời kêu gọi của Ðức Cha Tombe đã gây
xúc động nơi các Nghị phụ trong Phòng THÐGM.
Ngài tố cáo chiến dịch có hệ thống của chính phủ
Khartoum về việc Hồi giáo hóa và Ả rập hóa người
dân không phải Ả rập và không theo Hồi giáo tại
Sudan. Không những bằng tuyên truyền, bằng cưỡng bách, nhưng
còn bằng các vụ dội bom
xuống các mục tiêu dân sự, cách riêng tại miền nam, từ
nhiều năm vẫn chống lại chương trình Hồi giáo hóa của Chính
phủ trung ương, và là nơi có nhiều tín hữu Kitô và thuộc
các tôn giáo khác địa phương. Chính phủ dùng máy bay dội
bom xuống dân chúng, gây khiếp sợ tại các miền chưa được
chính phủ kiểm soát, cách
riêng tại những miền có dầu hỏa. Ðây là một cuộc tranh
giành về dầu hỏa, do các công ty hỗn hợp của Canada, Trung
quốc và Malaysia khai thác, trả thuế
cho chính phủ. Với số tiền sản xuất
dầu hỏa, chính phủ và các công ty khai thác nuôi dưỡng
chiến tranh, gây thêm mãi sự đau
khổ và cảnh nghèo nàn của người dân. Chính phủ Sudan
nhất định giải quyết cuộc nội chiến bằng vũ lực, không bằng
đối thoại và điều đình với phe kháng chiến.
Vẫn
theo Ðức Cha Tombe, ngoài dầu hỏa, chính phủ còn dùng những
biện pháp khác, để xua đuổi người dân ra đi khỏi các miền
phong phú về dầu hỏa. Vì thế, Ðức Giám Mục
kêu gọi: "Ðừng mua dầu hỏa được khai thác từ các
miền này của Sudan". Vì bị trục xuất trực tiếp hay gián tiếp
khỏi các miền dầu hỏa, cuộc ra đi của
người dân mỗi ngày mỗi thêm đông và trở nên thê
thảm. Họ phải sống trong những hoàn cảnh thất vọng và
không bao giờ hy vọng sẽ có một đời sống khá hơn. Cả những
người dân di tản sang các quốc gia giáp giới, cũng đau khổ
nhiều tại các trại tiếp cư, vì không có một viễn tượng tươi
sáng nào tương lai.
Ngoài
việc trở nên những nạn nhân của các vụ oanh tạc và của
các cuộc di tản, người dân
Sudan không có tự do tôn giáo, một trong các quyền căn bản
của con người, nhất là tại miền bắc, nơi đây chính phủ
Khartoum xúc tiến mạnh mẽ việc Hồi giáo hóa và
Ả rập hóa.
Ðức
Cha Tombe, Giám mục giáo phận Yei ước mong như sau: "Chúng ta
hãy chấm dứt sớm hết sức tình trạng nghẹt thở này của
người dân Sudan". Ngỏ lời với các Nghị phụ trong Phòng hội,
ngài xin, ngoài việc cứu trợ khẩn cấp, các Giáo hội Kitô
hãy gửi những phái đoàn đến viếng thăm Sudan, để tạo dư
luận quốc tế về tình hình người dân bị đàn áp hiện nay
tại đây.
Tiếng
nói của Ðức Cha Ercolano Lodu Tombe không phải là tiếng nói lẻ loi tại THÐGM tố cáo tình trạng bi thảm
của các tín hữu Kitô tại Sudan. Cùng với ngài, Ðức Cha
Edmond Jitangar, Giám Mục Sarth, thuộc
Cộng hòa Tchad, tuyên bố như sau: Một sự lầm lỗi của
lịch sử thuộc địa. Hồi giáo đang làm mọi cách để hạ giá
Giáo hội công giáo. Họ coi Giáo hội như là một tổ chức
"không chính phủ"của người ngoại quốc".
Ngoài
Sudan và Tchad, các nghị phụ lo lắng về số phận các tín hữu
Kitô tại Indonesia và một số quốc gia Ả rập và Hồi
giáo quá khích khác nữa. Vì thù ghét Hoa kỳ đang dội bom đêm
ngày xuống các thành phố của Afganistan, để tiêu diệt các
tổ chức khủng bố của Chính phủ Taliban đồng lõa và của lảnh
tụ Bin Laden, nguời đã gây nên biết bao cuộc khủng bố tại
nhiều nơi trên thế giới, cuộc bách hại các tín hữu công
giáo đang lan rộng tại nhiều nơi. Ðức Cha Lobo, giám mục
Islamabad-Rawalpindi (thủ đô
Pakistan), đang tham dự Khóa họp của THÐ, đã xin phép ÐTC
trở về nhà, để thông công số phận với cộng đồng công
giáo tại đây, hiện đang bị nhóm Hồi giáo quá khích và thiên
Taleban, ca ngợi Bin Laden, de dọa. Nhiều người công giáo đã
phải bỏ nhà ra đi và không biết sẽ đi về đâu, vì Pakistan
là một quốc gia hồi giáo,--- dĩ nhiên không phải tất cả mọi
tín đồ hồi giáo đều cuồng
tín. Trong số 96 triệu dân tại Pakistan,
số người công giáo chỉ có khoảng một triệu, được
chia thành hai giáo tỉnh: Karachi và Lahore với 4 giáo phận phụ
thuộc. Tại Indonesia, cuộc bách hại các tín hữu công
giáo xẩy ra từ vụ tranh chấp tại Ðông-Timor, và kéo dài hơn hai năm nay, nhất
lại tại miền Molluque, nay lại bùng nổ dữ dội hơn. Trong hơn
hai năm đã có hơn 5 ngàn tín hữu công giáo bỏ nhà ra đi,
không kể số nguời bị sát hại.
Tuy nhiên, trong phòng THÐGM cũng có tiếng nói của hy vọng đến từ Kazakhstan, quốc gia đại đa số theo Hồi giáo, gồm nhiều chủng tộc và tôn giáo khác nhau, nơi đã được ÐTC viếng thăm cuối tháng 9/2001 vừa qua. Ðức Cha Jan Pawel Lenga, Giám mục giáo phận Karangada cho biết: Người dân tại đây bất cứ thuộc chủng tộc hay tôn giáo nào đều chung sống trong hòa bình, tôn trọng nhau và trong tình huynh đệ. Ngài nói: "Từ thành phố Astana, thủ đô của nước chúng tôi, tiếng nói của Vị Ðại diện Chúa Kitô đã được ghi nhớ nơi người dân: "Hãy giữ lại ơn trọng lớn lao này ( ơn sống trong hòa bình) của Thiên Chúa , Chúa của hòa bình". Nhiều người thiện chí tại Kazakhstan đã lắng nghe lời căn dặn này của ÐTC".