Bài phát biểu của ÐHY Edmund Casimir Szorka
chủ tịch Hội đồng quản trị
Quốc gia-Thành phố Vatican
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Bài phát biểu của ÐHY Edmund Casimir Szorka, chủ tịch Hội đồng quản trị Quốc gia-Thành phố Vatican.
Vatican
- 8/20/2001 - Từ ngày 12 đến 15 tháng 10/2001, các nghị phụ họp
nhóm, để đào sâu các ý kiến đã thu lượm được trong
các phiên hội chung. Như vậy Khóa họp
đã tiến được một nửa và nay bước sang giai đoạn
hai.
Trong
bài nói chuyện hôm nay, chúng tôi xin thuật lại
bài phát biểu của ÐHY Edmund Casimir Szorka, chủ tịch Hội
đồng quản trị Quốc gia-Thành phố Vatican, một trong số 16 nghị
phụ lên tiếng chiều thứ hai 8/10/2001. Bài phát biểu của ÐHY
có tính cách rất thực hành, đáng suy tư, dựa trên những
kinh nghiệm của một chủ chăn trong thời kỳ làm Giám mục giáo
phận tại Hoa kỳ.
Ngài nói: Tôi không bàn đến vấn đề thần học liên
hệ đến Giám mục. Tôi chì xin nhấn mạnh đến một điểm rất
thực hành:
Giáo hội sống mạnh, trước hết trên bình diện giáo xứ.
Giáo hội sống trên bình diện giáo xứ là điềm sơ đẳng và
nền tảng
của đời sống người tín hữu Kitô. Phần lớn các tín hữu
sống kinh nghiệm Giáo hội là ở trong các giáo xứ, không
phải trên bình diện giáo phận hay Giáo hội hoàn cầu. Chính
tại giáo xứ họ lãnh nhận các Bí tích: Rửa tội, Thêm sức,
Hòa giải, Hôn phối và nhất là Thánh Thể trong khi cử
hành Thánh Lễ. Chính vị chủ chăn giáo xứ hướng dẫn họ
và huấn luyện họ. Chính giáo xứ là nơi họ được nghe rao
giảng Lời Chúa.
Vì thế, ÐHY Szorka xin các
Giám mục hãy ý thức về thực tại này. Giám mục có thể
viết các thư mục vụ, phác hoạ nhiều chương trình mục vụ,
nhưng nếu không được các cha xứ ủng hộ và thi hành, thì
những chương trình này chỉ là những "chữ chết" hay chỉ
thực hiện được phần nào
mà thôi. Như vậy làm sao giáo phận có thể tiến
được.
Ðàng
khác, giám mục không thể trực tiếp quản trị từng giáo xứ
trong giáo phận được. Giám mục phải là Chủ chăn, không
phải người quản trị, nhưng phải là chủ chăn của toàn giáo
phận. ÐHY nói thêm: Theo kinh nghiệm của tôi, tôi nghĩ rằng:
giám mục có thể thành công hơn trong thừa tác vụ của mình,
nếu ngài dành nhiều thì giờ
hơn và sự chú ý riêng đối với các linh mục của
ngài. Các linh mục cần đến giám mục của mình. Các ngài cần
giám mục như vị chủ chăn biết rõ từng linh mục, yêu thương
và lo lắng, luôn luôn sẵn sàng đón tiếp và đáp ứng các
nhu cầu của từng linh mục, không riêng một số bao vây chung
quanh mà thôi.
Nói tóm lại, các linh mục, tuy không dùng
danh từ "người cha", nhưng thực sự họ muốn Giám
mục phải là người cha của họ, như người cha của gia đình
giáo phận.
ÐHY
Szorka nói tiếp: Tôi biết rõ các giám mục giáo phận có rất
nhiều trách nhiệm khác, làm mất nhiều thì giờ và cần sự
chú ý của các ngài. Nhưng, với sự tôn trọng, tôi muốn gợi
ý và hơn nữa nài xin Giám mục hãy sẵn sàng, nếu cần, từ
bỏ các hoạt động, các cuộc gặp gỡ khác, các cuộc tiếp
khách, nhiều lúc mất giờ vô ích,
để dành thì giờ và nghị lực cần thiết cho các linh
mục của mình. Nếu giám mục có một linh mục đoàn đạo dức,
nhiệt thành, đoàn kết chung quanh mình,
thì giáo phận sẽ tiến mạnh. Nếu không có như vậy, chắc
chắn sẽ không tiến được, và sẽ đi đến chỗ sa sút.
Không tiến, tức là lùi, không thể đứng yên một chỗ
được. Xã hội và thế giới ngày nay tiến mạnh và tiến rất
nhanh.
Nói đến đây, tự nhiên nẩy ra câu hỏi này: giám mục giúp đỡ các linh mục; vậy ai là người sẽ giúp đỡ các giám mục? ÐHY trả lời: Trong bài phát biểu này, tôi không có ý đến bàn đến điểm này, vì thì giờ giới hạn (mỗi bài phát biểu giới hạn 8 phút mà thôi). Nhưng tôi xin trả lời vắn tắt câu hỏi nêu lên. Chính ÐTC là người giúp đỡ các Giám mục. Dĩ nhiên ngài không thể làm một mình được. Nhưng ngài đã làm gương cho chúng ta, một gương sáng khác thường về phục vụ các Giám mục. Chúng ta biết thì giờ ngài dành cho mỗi giám mục và mỗi nhóm giám mục đến Roma viếng Toà Thánh "Ad Limina". Mỗi vị trong nhóm giám mục được gặp ÐTC tới bốn lần: gặp riêng từng vị, gặp chung trong thánh lễ, trong bữa ăn, trong buổi tiếp kiến chung cả nhóm. Ngoài các cuộc gặp gỡ trong dịp "Ad Limina", nhiều giám mục đến Roma vẫn được ngài tiếp riêng. Ngài gặp chung các giám mục từng miền, từng quốc gia trong các chuyến viếng thăm mục vụ. Trong các khóa họp khoáng đại của THÐGM, ngài luôn luôn hiện diện giữa các giám mục và lợi dụng giờ nghỉ để tiếp riêng từng nghị phụ, như chúng ta thấy trong lúc này, dù ngài mắc bận biết bao công việc của toàn Giáo hội, lo lắng đến biết bao vấn đề trên thế giới hiện nay. ÐTC đã, đang và sẽ còn làm gương cho chúng ta. Trước gương sáng này, chúng ta không thể lãnh đạm.