Các trường học công giáo tại Macao
đẩy mạnh công bằng xã hội
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Các trường học công giáo tại
Macao đẩy mạnh công bằng xã hội.
Tin Macao (Ucan 5/10/2001) - Các trường công giáo tại giáo phận Macao phải đẩy mạnh công bằng xã hội và những sáng kiến hoà bình hơn là dừng lại bằng lòng với một quá khứ lịch sử phong phú và sự hiện diện trong xã hội. Ðó là ý kiến của cha Father Corrado de Robertis, một nhà truyền giaó người Ý, họat động tại Macao từ 8 năm qua, trong cuộc hội thảo về đề tài "giáo dục và công bằng xã hội - những nguyên tắc và thực hành của nền giáo dục công giáo tại Macao" được tổ chức do Liên - truờng công giáo Macao, hôm 26/09/2001 vừa qua.
Phát biểu với khoảng 40 vị, gồm hiệu trưởng, thầy dạy và các nhà giáo dục, Cha Corrado de Robertis, tốt nghiệp cao học về giáo dục, đã nhận định rằng: Chính chủ nghĩa cá nhân, môi trường văn hoá và chính trị tại xã hội điạ phương đã tạo điều kiện cho những trường học công giáo quá nhấn mạnh đến những thành đạt khoa bản của học sinh và ít quan tâm đến việc khắc ghi vào tâm thức các học sinh một ý thức sâu xa về sự công bằng trong xã hội. Cha nhấn mạnh: "Chủ nghĩa cá nhân chiếm ưu thế tại Macao và mục đích của việc học chỉ là để đạt được những thành tựu cá nhân và những lợi lộc vật chất".
Cha
cũng phê bình nhiều trường học công giáo chỉ quan tâm duy trì
"sự trổi vượt về mặt trí thức" mà có thái độ
lơ là đối với các em học sinh
có khả năng học yếu kém. Nhièâu trường học công
giáo chấp nhận
chạy theo những giá trị thế tục, và do đó không khác
gì với những trường học đời thuờng khác.
Cha
còn cho biết rằng 7 vị hiệu truởng trường trung học công giáo,
được cha phỏng vấn, đã thú nhận rằng họ đã không tích
cực đối với những học sinh học kém, hoặc không
cố gắng đủ để cổ võ các giá trị
về dân chủ, về tự do phát biểu, và tự do tri thức,
trong nhà truờng.
Mặc
dù các trường học khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt
động xã hội và từ thiện, nhưng
lại không giúp đỡ, tạo
điều kiện cho học sinh được tiếp cận khảo sát các thực
tế xã hội. Cha lưu ý "Các trường công giáo phải tạo những
cơ may giáo dục bằng nhau cho những học sinh nghèo, kém thông
minh, thay vì loại bỏ họ".
Do
ảnh hưởng của nền văn hoá truyền thống Trung Hoa, các học
sinh có khuynh hướng kiềm hãm, không dám phê bình ban lãnh đạo
nhà trường cũng như các thầy cô. Cha nói rằng sự kiện
Macao bị Bồ Ðào Nha đô hộ
tới 400 năm, mãi cho tơí
khi trở về với Trung Hoa vào
năm 1999, (sự kiện đó) đã
để lại những dấu ảnh hưỏng trên người dân Macao. Họ có
thói quen chỉ quan tâm tới việc của mình và lãnh đạm với
những đường lối quản trị của các cơ cấu.
Cha
khuyến khích các trường công giáo cũng như không công giáo
hãy gia tăng sự hợp tác để phát triển chương trình giảng
dạy, nhắm cổ võ trách nhiệm xã hội, sự bình đẳng,
và nhắm khuyến khích sự
tư do phát biểu cũng như sự
tham gia xã hội nơi học sinh
cũng như nơi các thầy cô.
Tuy
nhiên, Cha Corrado de Robertis, cũng là cha xứ của nhà thờ Thánh
Giuse Lao Ðộng, công nhận rằng các trường công giáo tại địa phương "được
may mắn có một lịch sử lâu dài và phong phú,
có đủ những phương
tiện giáo dục, có phẩm
chất giáo dục cao và hiện diện
sát với thực tế xã hội. Các trường công giáo cần
cũng cố mạng lưới liên kết và làm việc chung với nhau,
để xử dụng những phương
tiện sẵn có của mình, mà xây dựng một xã hội dựa trên những giá
trị Kitô"
Ðược biết, tại Macao hiện có hơn 30 trường tiểu học và trung học công giáo, chiếm khoảng 40% tổng số học sinh toàn lãnh thổ, và chiếm phân nửa tổng số truờng học tại địa phương. Nơi các trường công giáo nầy, chỉ có 4% tổng số học sinh là tín hữu công giáo.