Ba bổn phận nền tảng của Giám Mục
không bao giờ thay đổi
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Ba
bổn phận nền tảng của Giám Mục không bao giờ thay đổi nhưng
với nếp sống
mới trong thời đại mới.
"Giám
mục, người phục vụ Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô cho niềm hy vọng
của thế giới": đề tài của Khóa họp khoáng đại thường
lệ thứ 10 của THÐGM,
tiếp sau các khóa về Gia đình (1980), về Giáo dân
(1987), về Linh mục (1990), và về Ðời sống tận hiến
(1994); Khóa Họp THÐGM về Giám Mục
là một khóa quan trọng đặc biệt không những vì vai trò
của Giám mục trong Giáo hội, cũng như trong xã hội, nhưng còn
vì sứ mệnh của ngài trong lúc bước vào Ngàn Năm thứ ba.
Trong khóa khoáng đại này các Giám mục không thể không suy
tư và đặt ra những câu hỏi: nhân loại ngày nay đang bước
trên những con đường nào và tiến đến những mục tiêu nào,
để, với sức mạnh của Tin Mừng,
góp phần vào việc thiết lập lịch sử và xây dựng một
thế giới tốt đẹp hơn.
Ðiểm
tham khảo chính của công việc của THÐGM - như ÐTC đã nêu cao
- là Công đồng chung Vatican II (1962-1965), trong Văn kiện về sứ
mệnh của Giám mục; văn kiện nầy
nhấn mạnh đến ba nhiệm vụ nền tảng:
1
- Giám Mục là Thầy dạy đức tin, rao giảng những chân lý.
Những chân lý nầy là con đường đưa đến sự cứu rỗi
và hướng dẫn những vấn đề của thời đại ta bằng sự
khôn ngoan của Tin Mừng. Ðể chu toàn bổn phận khó khăn này,
các giám mục phải tiếp tục học hành, để cập nhật hóa và
có những điều kiện cần thiết
hướng dẫn các linh mục, chủng sinh, tu sĩ nam, nữ
và giáo dân.
Trong các phát biểu ý kiến của những ngày này, một
số Nghị phụ đề nghị đến việc huấn luyện thường xuyên cho
các giám mục. Thông thường chính các ngài tổ chức việc
thường huấn cho các Linh mục, nhưng các ngài cũng cần đến
các lớp bổi dưỡng như vậy.
2
- Giám Mục Thánh hóa các linh hồn
bằng việc cử hành các Bí tích và việc phụng tự. Các
Bí tích và suy gẫm Lời Chúa trong Phụng vụ và trong đời sống
hằng ngày, nuôi dưỡng chính đời sống của Giám mục và
đời sống của các tín hữu được phú thác cho ngài. Trong
lãnh vực này, Giám mục không những phải cử hành Phụng
vụ cách nghiêm trang, sốt sắng, nhưng còn có nhiệm vụ kiểm
soát các Linh mục, Tu sĩ Nam Nữ và Giáo dân trong giáo phận,
để tất cả các cử hành phụng vụ và á phụng vụ
diễn ra trong tinh thần đức tin , trong sốt sắng , theo đúng các
luật lệ của Giáo hội và những chỉ thị của HÐGM địa phương.
Giám Mục nên nhớ lại rằng : ngài sẽ chịu trách nhiệm trước
mặt Chúa về những lạm dụng trong lãnh vực này trong giáo
phận của ngài.
3
- Giám Mục Hướng dẫn đàn chiên như vị mục tử nhân lành
luôn luôn đi trước các con chiên và chỉ dẫn một con đường
trong các con đường khác nhau: con đường đưa đến sự sống
đời đời. Ðể hướng dẫn đàn chiên, giám mục phải biết
từng con chiên trong đàn và để biết từng con chiên, giám
mục phải viếng thăm mọi con chiên trong đàn, phải đến với
con chiên, không phải ngồi ở nhà chờ họ đến với mình.
Thời nay không phải là thời sống xa cách, quan liêu, trưởng
giả. Giám mục không phải như là một công chức, nhưng là
một người phục vụ. Gương Chúa Giêsu, Vị Mục Tử nhân lành,
vẫn chiếu sáng trước mắt chúng ta.
Thực
ra, các bổn phận này không phải chỉ là bổn phận của thời
nay, nhưng là bổn phận vốn có mãi và bắt nguồn từ thánh
ý Chúa Giêsu Kitô: Người là lý do chính của hình ảnh Giám
mục. Các bổn phận này không bao giờ thay đổi và sẽ không
bao giờ thay đổi bất cứ thời đại nào. Nhưng những gì liên
hệ đến kiểu sống của giám mục, của linh mục thay đổi nhiều
trong những thập niên
vừa qua; hình ảnh của Giám mục khác nhiều sánh với
quá khứ. Ngày
nay giám mục không thể ngồi yên trong Tòa Giám mục quản trị
giáo phận bằng những chỉ thị, thư chung mục vụ hay bằng những
cử hành long trong về phụng vụ các ngày lể trọng tại Nhà
thờ chính tòa, với sự tham dự của các đoàn thể giáo xứ,
được huy động trong cả Giáo phận, với những cuộc rước
sách linh đình bên ngoài. Những thời đại này phải coi như
đã đi vào quá khứ. Chúa Giêsu trong Phúc Âm không dạy chúng
ta nếp sống trưởng giả như vậy. Ngày nay kiểu sống của giám
mục phải luôn luôn đơn sơ, luôn luôn gẫn gũi hơn dân chúng,
lưu ý hơn đến những nhu cầu của người
khó nghèo, đau khổ, trở nên đễ đến gần đối với
mọi người, không phải riêng với hạng người nào: tất cả
các tín hữu, cả người ngoài công giáo, trong giáo phận của
mình. Giám mục trước hết và nhất là phải trở nên một
người cha yêu thương các linh mục, những người cộng tác
riêng của mình, phải năng tiếp xúc với các vị này và tìm
hiểu những nhu cầu thiêng liêng và vật chất của mỗi một
linh mục. Giám mục phải là một người cha đối với tất cả
các tín hữu trong giáo phận, để an ủi, để khuyến khích và
cũng để sửa lỗi nữa. Giám mục phải là một người cha
giáo dục và hướng dẫn các lương tâm, làm cho cộng đồng
giáo phận lớn lên mãi và vững mạnh trong đức tin, để có
thể dối phó với những hoàn cảnh khó khăn của đời sống.
Nhưng hơn nữa, Giám mục không những là nguời cha, mà nhiều
lúc còn phải trở nên nguời "samaritano nhân hậu", biết
cúi mình trước những đau khổ, những vết thương của nhân
loại, thời nay cũng như thời xưa, vô vàn vô số và ở khắp
nơi. Dĩ nhiên, từ Công đồng Vatican II đến nay, nhiệm vụ giám
mục càng ngày càng thêm nhiều và lan rộng trong một Giáo hội
mỗi ngày mỗi quan tâm hơn đến các nhu cầu của thế giới.
Giám mục cần đến "việc cập nhật hóa", đề có khả năng
đối phó với những thách dố mới mỗi ngày mỗi nhiều thêm.
Trong
văn kiện làm việc của Khóa họp lần này (Instrumentum laboris),
vai trò của giám mục được định nghĩa là "một việc phục
vụ" (servitium). Giám mục giáo phận được coi như là "người
phục vụ" của niềm hy vọng, hay hơn nữa là nguời rao giảng
và chứng nhân của Tin Mừng. Công đồng Vatican II giải thích
như sau: "Trong khi thi hành nhiệm vụ nguời cha và chủ chăn,
các Giám mục hãy sống giữa dân mình như
những nguời phục vụ" (Christus Dominus, 16). Như vậy danh
từ "Servitor" (người phục vụ) là danh từ chìa khóa mở
đề tài của Khóa họp thường lệ thứ 10 của THÐ. Thực ra,
Thừa tác vụ giám mục là một "phục vụ của tình yêu";
một bổn phận. Thánh Augustino gọi là "một gánh nặng"; gánh
nặng này được lãnh nhận với tình yêu mến, vì tình yêu
mến. Thừa tác vụ này chỉ tìm được của nuôi dưỡng và
sự nâng đỡ trong tình yêu mà thôi: tình yêu đối với
Thiên Chúa, đối với anh chị em mình. Thánh giá giám mục mang
trên mình hằng ngày nhắc nhở cho biết: Thừa tá vụ của ngài
nặng nề, nhưng vì tình yêu, với tình yêu, thánh giá này trở
nên nhẹ nhàng. "Ách Ta êm dịu, gánh ta nhẹ nhàng". Thừa
tác vụ này đòi một tình yêu lớn hơn tình yêu của các
nguời khác: "Simon Phêrô, con có yêu mến Thầy không? yêu
mến hơn người
khác không?". Là đại diện Chúa Kitô trong giáo phận,
giám mục là dấu hiệu và sự gợi
lại của một thực tại mà con mắt không thấy và tay
không rờ được , đó là thực tại Thiên Chúa. Thế giới
ngày nay cần đến thực tại này, để nhìn về tương lai với
tín nhiệm.
(viết theo bài của ÐHY Giovanni Battista Re, Tổng trưởng Bộ Giám mục viết trong Avvenire, nhân dịp THÐGM bàn về Giám mục).