Vài ý kiến của các nghị phụ
liên quan đến tình hình hiện nay
sau vụ khủng bố ngày 11/09/2001
phát biểu trong phiên họp
Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Vài
ý kiến của các nghị phụ liên quan đến tình hình hiện nay sau
vụ khủng bố ngày 11 tháng 9/2001.
Ðề
tài của Khóa họp thường lệ thứ 10 của THÐ
là một đề tài đến đúng lúc: lúc thế giới đang đi
vào một cơn khủng hoảng trầm trọng, sau vụ khủng bố khiếp sợ
tại New York và Washington ngày 11 tháng 9/2001. Nhìn vào
những ngày đầu của THÐGM, các Hồng Y, Tổng Giám mục, Giám
mục ra vào các cổng của Vatican, người ta có
thể nghĩ rằng Khóa họp này cũng sẽ như các Khóa họp
khác. Nhưng nếu quan tâm một chút, chúng ta thấy ngay các Nghị
phụ, vì là những người có trách nhiệm nặng nề và quan
trọng trong Giáo hội và trên cả thế giới nữa,
đang sống trong một bầu khí khác thường của những ngày
này, những ngày mà ÐTC gọi là "những ngày đen tối của
lịch sử nhân loại", những ngày có thể chuyển từ hòa bình
sang chiến tranh, những ngày luồng gió chiến tranh đang thổi và
mỗi ngày mỗi trở nên mạnh hơn. Ai coi các đài truyền hình
hay theo dõi tin tức qua đài phát thanh và báo chí, đều thấy
những làn sóng người dân Afganistan nghèo khổ đang chạy tìm
nơi trú ẩn hoặc trốn tránh ra khỏi nước, bị đói, bị khát,
và cả bị chết dọc đường. Chính phủ Hoa kỳ và các đồng
minh của Hoa kỳ và từ hai ngày nay NATO (tổ chức Phòng thủ
các nước Bắc Ðại Tây duơng (gồm số lớn quốc gia Châu
Âu, Hoa kỳ và Canada và nay
mai cả Nga nữa) đang chuẩn
bị và huy động lực lượng quân sự hùng hậu, với những
loại vũ khí tối tân chưa tùng có, hơn đệ nhị thế chiến và
hơn chiến tranh chớp nhoáng tại Vùng Vịnh Ba Tư cách đây 10
năm.
Cùng
với ÐTC, một số Nghị phụ biểu lộ sự lo lắng trước những
đe dọa chiến tranh có thể xẩy
ra, sau cuộc khủng bố tại Hoa kỳ ngày 11 tháng 9/2001.
ÐHY José Saraiva Martins, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh,
tuyên bố: "Thật là những ngày đen tối cho tất cả
nhân loại, như ÐTC đã nói, sau vụ khủng bố kinh khủng. Vì
thế Khóa họp THÐ của chúng tôi trở nên quan trọng hơn nữa.
Chúng tôi tụ họp nhau đây để nói về niềm hy vọng. Thế giới
trong lúc này hơn lúc nào hết rất cần đến một sứ điệp
như vậy".
Thực
sự, niềm hy vọng hướng đến nền hòa bình,
đòi phải có một sự hòa đồng ý kiến, tử tưởng.
Hòa bình, như ÐHY Dionigi Tettamanzi, TGM Genova (bắc Italia), một
trong các Nghị phụ, đã nói: "niềm hy vọng không thể tách lìa
khỏi lời cầu nguyện (để được ơn hòa bình) và khỏi
đức công bình (để thực hiện hòa bình)". ÐHY TGM Genova nhấn
mạnh rằng: "Chúng ta phải gia tăng lời cầu nguyện,
bởi vì ơn cao cả của hòa bình do từ Thiên Chúa. Lời
cầu nguyện có thể xem ra như là một sự yếu ớt, nhưng sức
mạnh hùng hậu hơn ở nơi Thiên Chúa,cầu nguyện để được
ơn khôn ngoan, khiêm tốn và can đảm cho các vị cầm quyền trên
Trái đất này". ÐHY Tettamanzi, một trong bốn vị đặc ủy của
HÐGM Ý tham dự Khóa họp lần này, nói thêm như sau: "Chúng
ta phải để mình hướng dẫn bởi lời
của Tiên Tri Isaia, khi ngài nói rằng: "công lý và hòa bình
ôm hôn nhau".Thực ra đây là hai danh từ không thể tách lìa
nhau được. Chỉ khi nào công lý và hòa bình luôn luôn
được giữ vững và gắn liền với nhau, thì công lý sẽ
thắng mọi cám dỗ của báo oán, của trả đũa, của những cử
chỉ quá mức". ÐHY kết thúc: "Hòa bình cùng với công lý
trở nên một phục vụ cho các quyền thánh thiêng của mỗi một
cá nhân, của các nhóm, của các dân tộc. Nói tóm lại, của
tất cả nhân loại".
Vì
thế, ÐHY Tettamanzi nhấn mạnh:
"Trong nền luân lý công giáo, việc tự vệ luôn luôn
được phép, nhưng còn đòi cả công lý và sự tha thứ nữa.
Không như một số người nghĩ: Công lý, hòa bình và tha thứ
không mâu thuẫn nhau, trái lại rất liên kết chặt chẽ với
nhau".
Hòa
bình đòi phải được liên kết với tình liên đới. Ðức
Cha Gregorio Roa Chavez, giám mục phụ tá Tổng giáo phận San
Salvador (Trung Mỹ châu), một trong các Nghị phụ, tuyên bố: "Ðối
với chúng tôi, Hoa kỳ phải tránh cạm bẫy của chiến tranh và
khám phá trước hết các căn cớ gây nên nạn khủng bố
ngày nay. Ðây là một cơ hội thuận tiện để tiến đến một
sự thay đổi dứt khoát
trong đường lối chính trị quốc tế và ý thức rõ ràng
rằng: người giầu và người nghèo, chúng ta đều sống với
nhau trên địa cầu này. Hơn
nữa, các nước giầu thịnh càng tỏ ra khả năng về tình liên
đới bao nhiêu đối với các nước nghèo, thì nền an ninh của
họ càng được chắc chắn và bảo đảm hơn bấy nhiêu".
Trở
sang Châu Á, nơi đây trong lúc này luồng gió chiến tranh thổi
mỗi ngày mỗi mạnh thêm, Ðức Cha Oswald Gomis, Giám mục
Anuradhapura (Sri Lanka) quả quyết như sau: "Hòa bình trong lúc này
cần hơn lúc nào hết. Chúng ta phải hy vọng rằng: những người
ủng hộ hòa bình sau cùng sẽ thắng. Trái lại, chiến tranh
sẽ gây nên từng ngàn
nạn nhân và làm thiệt hại nhất là các người nghèo khổ".
Ðức
Cha Joaquim Phayao Manisap, Giám mục Ratchasima (Thái Lan) một trong các
Nghị phụ, nhắc nhở rằng: "Hãy tìm những người gây nên
tội ác trong vụ khủng bố mới đây, gây xáo trộn người
dân Hoa kỳ và thế giới. Họ là những người có tội, và
vì có tội, sẽ phải xét xử trước một tòa án, chiếu
theo pháp luật".
Sau cùng, về mối quan hệ với người Hồi giáo, Ðức Cha Ludwig Schick, giám mục phụ tá Fulda (Ðức) nhấn mạnh: "Ðiều quan trọng là tránh mọi hình thức "vơ đũa cả nắm". Cần phân biệt: Khủng bố khác Hồi giáo. Hồi giáo không phải là khủng bố. Các tín hữu Kitô phải tôn trọng mọi người, không phân biệt mầu da, tín ngưỡng. Nhưng cả các tín đồ Hồi giáo cũng được mời gọi cư xử như vậy. Và nhất là đối với những người đang sống giữa chúng ta. Tại Châu Âu, chúng ta đùng để mất cơ hội nối kết một cuộc đối thoại có tính cách giáo dục và sâu xa hơn. Một cuộc đối thoại về hòa bình, về công lý và về tình liên đới".