Viện Mồ Côi ở Bangladesh

kêu gọi cha mẹ

cần nói chuyện nhiều với con cái

 

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

 

Viện mồ côi Shishu Bhavan ở Bangladeshha kêu gọi cha mẹ cần nói chuyện nhiều hơn với con cái.

Tin Bangladesh (Ucan 3/9/2001) - "Cha mẹ cần duy trì mối liên hệ gần gũi, thân thiện  với con cái để tránh những hậu quả đáng tiếc của sự bị lạm dụng tính dục và có thai ngoài hôn nhân, đó là lời khuyên của Nữ Tu bề trên Mary Xavier, phụ trách viện mồ côi Shishu Bhavan ở Bangladesh.

Hôm 21.8.2001 vừa qua, vị nữ tu dòng Thừa Sai bác ái này nói với hãng thông tấn UCAN rằng: cha mẹ nên cùng cầu nguyện, cùng ăn uống và cùng ngồi hàn huyên chuyện vãn với con cái để duy trì phát huy bầu khí thân thiện trong gia đình. Thậm chí, cha mẹ nên làm cố vấn cho con cái trong những vấn đề liên quan đến đời sống tính dục. Vì nếu cha mẹ không biết được con cái họ đang làm gì, thì quả là một vấn đề nghiêm trọng đối với các gia đình công giáo.

Vị nữ tu nói thêm: Các bậc cha mẹ nên tập cho con cái có thói quen điều độ trong việc phân định giờ học, giờ chơi, giờ xem truyền hình;  và thay vì chỉ  xem truyền hình, mọi người trong gia đình nên dành thơì giờ để giải trí, chuyện vãn và gần gũi với nhau. Ðối với những gia đình mà cả người cha và người mẹ đều đi làm, thì việc phải giữ mối liên hệ với con cái, lại càng là một đòi hỏi cần thiết hơn.

Theo nữ tu Mary Xavier, người gốc Ấn Ðộ đã phục vụ tại viện mồ côi này từ năm 1975, trong số những người mẹ ngoài hôn nhân gồm đủ mọi sắc tộc đến với viện mồ côi thì có khoảng 40% là người Công giáo, 10% là người Ấn Ðộ giáo và số còn lại là Hồi giáo. Nguyên chỉ trong 2 tháng 11/2000 đến 12/2000 năm ngoái, viện mồ côi Shishu Bhavan đã tiếp nhận 23 trường hợp những người mẹ ngoài hôn nhân, đến đây sinh con và sau đó, để luôn trẻ sơ sinh tại đây. Và trong 6 tháng đầu năm 2001, thì chỉ có 15 trường hợp. Ða số những người "mẹ độc thân" này chỉ vào khoảng 16-17 tuổi, họ bị mang thai do bởi những người thân thuộc như anh em rể, bạn bạn đồng nghiệp hay ông chủ của mình. Khi được hỏi "tại sao lại ra nông nỗi này?" thì các  cô này đều  trả lời là họ không hiểu "tại sao lại như vậy"! Nữ tu Mary cho biết rằng: Thực sự, họ đều là những  cô gái  đơn sơ, thậm chí, họ không biết  điều gì phải làm, điều gì không nên làm, trong giai đoạn tuổi đang lớn của họ.

Những bà mẹ này đến viện mồ côi vào khoảng 3 tới 6 tháng trước khi sinh và sau khi sinh, thường là họ để con lại đây. Họ cũng không muốn giữ liên hệ với viện mồ côi nữa, để tránh tiếng xấu về họ lan đi xa hơn. Tuy nhiên nữ tu cũng cho biết, ngoài những cô gái mang thai ngoài hôn nhân , viện mồ côi còn tiếp nhận cả những phụ nữ đã có gia đình, họ mang thai trong tình trạng đã ly dị hoặc khi chồng của họ đi làm nước ngoài. Những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi này này sẽ được trao một số gia đình tùy theo tôn giáo, nhận làm con nuôi. Tuy nhiên, chỉ một số ít gia đình công giáo chọn để nuôi những trẻ công giáo. Một khi những đứa trẻ không được các gia đình nhận nuôi thì các em sẽ được ở trong viện mồ côi, sẽ được các nữ tu chăm sóc dạy dỗ cho đến năm lớp 3. Sau đó, các em sẽ được gửi tới các ký túc xá tại điạ phương để theo học những lớp cao hơn. Các em lớn lên như  là những đứa trẻ của viện mồ côi và sau đó, các em đi làm, và thậm chí lập gia đình nữa. Ngay cả những em đã lập gia đình cũng đến thăm lại viện mồ côi và lưu lại đây ít ngày như là về mái ấm của mình vậy.

Ðược biết, từ khi được thiết lập 1972 đến nay, viện mồ côi Shishu Bhavan đã đón nhận khoảng 2,380 trẻ em được sinh ra tại đây.


Back to Radio Veritas Asia Home Page