Cuốn sách mới và đầy đủ hơn cả

về tiểu sử của Ðức Gioan Phaolô II

 

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

 

Cuốn sách mới và đầy đủ hơn cả về tiểu sử của Ðức Gioan Phaolô II.

"Gioan Phaolô đệ nhị, Vĩ nhân. Vị Tiên tri của  Ngàn năm thứ ba". Ðó là đầu đề của Cuốn Tiểu sử mới và đầy đủ hơn cả của ÐTC Gioan Phaolô II và cũng là Cuốn tiểu sử thứ nhất viết bằng tiếng Pháp, do tác giả người Pháp, ông Bernard Balayn, vừa  được Ấn quán "Editions du Parvis" xuất bản. Tác giả là  một tín hữu công giáo và một sử gia có một đức tin vững chắc, sâu xa, và đã dành hết nghị lực để nghiên cứu Lịch sử Giáo hội công giáo, rồi quyết định dùng những hiểu biết của mình để viết một Cuốn sách về Tiểu sử của Ðức Gioan Phaolô II, hoàn toàn và đầy đủ hơn cả kể từ trước tới giờ.

Các tài liệu đã được Tác giả dùng để thực hiện công việc của ông là: các bút tích do chính ÐTC viết ra trong những thời gian và cơ  hội khác nhau: Thông điệp, thư từ, các Tông huấn ..), rồi cả những tường thuật của các ký giả, như bài của Catherine Pigozzi viết cho Paris Match năm 1996.

Cuốn sách của Bernard Balayn nhằm cho đại chúng. Và theo nhận xét của ÐHY Frédérique Etsou Nzabi Bamungwabi, TGM giáo phận Kinshasa và Giáo chủ Cộng hòa Dân chủ Congo (cựu Zaire) trong bài tựa,  Tập sách "sẽ làm ích nhiều cho mọi người".

Cuốn Tiểu Sử mới của ÐTC Gioan Phaolô II, bằng tiếng Pháp,  dày 750 trang, được chia thành ba phần rất rõ ràng:

Phần thứ nhất có tựa đề là: Ðức Trinh Nữ Maria đã chuẩn bị Vị Giáo Hoàng của Người. Với những tài liệu dồi dào, phần này tả lại thời Thanh niên của Karol Wojtyla: ơn gọi làm Linh mục - công việc học hành, nghiên cứu, cầu nguyện, giảng dạy và thực thi đức ái. Rồi đến những công việc của Giám mục và của Vị Tổng Giám mục  phục vụ Giáo hội tại Ba lan, cho tới ngày  được bầu lên kế vị Thánh Phêrô, tại ngai toà Roma, vào chiều ngày 16 tháng 10 năm 1978.

Phần thứ hai được đề tựa là: "Vị Tiên tri của thời mới". Phần này phân tích Triều Giáo Hoàng của Ðức Gioan Phaolô II: Ngài lãnh nhận gia tài của Công đồng chung Vatican II (1962-1965) và dấn thân canh tân Giáo hội, theo tinh thần Công đồng - các đức tính nhân loại và nhân đức thiêng liêng được xử dụng trong việc dấn thân phục vụ vĩ đại này - cuộc chiến đấu can đảm để phục vụ Tin Mừng và con nguời.

Nhưng chìa khóa để đọc cuốn Tiểu sử mới này, cuốn sách vạch lại lộ trình mà Vị Giáo Hoàng  vĩ đại đã theo, để thực hiện chương trình siêu việt của Thiên Chúa, tức là cái nhìn "tiên tri", được nói lên, ngay sau lúc Ðức Karol Wojtyla được bầu làm Vị kế nghiệp thứ 264 của Thánh Phêrô: "Chúa đã chọn Cha, Cha phải đưa Giáo hội vào Ngàn Năm thứ ba". Ðó là lời khuyến khích có tính cách tiên tri mà ÐHY Stefan Wyszynski "một lương tâm đích thực  của Giáo hội hoàn vũ lúc đó", đã nói với Ðức Karol Wojtyla, "Vị mà truớc đó đã được coi như  là kẻ kế vị ÐHY Wyszynski nơi Tòa Tổng giám mục Varsovi, để hướng dẫn Giáo hội Ba lan trong giai đoạn khó khăn", dưới chế độ cộng sản.

Trong Cuốn Tiểu sử, tác giả đề cao chương trình Quan phòng của Thiên Chúa ----(những dữ kiện quan trọng được viết bằng chữ xiêng trong tập sách)--- , sau khi đã tả lại một loạt những chặng đường đã đi, ngày nay mọi người đều thấy, kể cả những người không có đức tin nữa, Ðức Gioan Phaolô II xuất hiện như một trong các nhân vật đã để lại dấu vết trong lịch sử của thế kỷ vừa qua,  và, như một Môisen của thời đại ta,  đã hướng dẫn Dân Chúa qua Ngưỡng cửa của Ðất hứa, miền đất được đánh dấu bởi việc xuất hiện của nền văn hóa Tình Yêu".

Ðể đề cao "hoạt động của ÐTC  phục vụ Giáo hội như thế nào,  tác giả đã  chọn thêm vào của Cuốn Tiểu sử "Phần thứ ba" . Phần này nhắc đến "bản thống kê"  Triều Giáo Hoàng của Ðức Gioan Phaolô II, được chia theo nhiều  đề tài riêng như : Quyền Giáo huấn - Các Khóa họp khoáng đại của Thượng Hội Ðồng Giám Mục -  Các Hội nghị Hồng Y - Các Khóa họp khoáng đại các Giám mục từng Lục địa - Việc quản trị Giáo hội  - Vị Giáo Hoàng truyền giáo - Bí mật Fatima.

Cuốn sách của Bernard Balayn, ngoài giá trị của nó,  trong thời đại của việc tái rao giảng Tin Mừng này, là bằng chứng về thiện chí của biết bao con người muốn đáp lại lời mời gọi của ÐTC ngay từ ngày đầu Triều Giáo Hoàng: "Hãy mở rộng các cửa ra đón nhận Chúa Kitô".

Trước cuộc gặp gỡ đầu tiên với Ðức Gioan Phaolô II tại Castelgandolfo,  Tổng thống George Walker Bush, trong bài phỏng vấn dành cho nhật báo Ý "La Stampa", nói cách thành thực nhau sau: "Tôi chờ đợi được thảo luận với một nhân vật quan trọng vào bậc nhất, một vị lãnh đạo uy tín nhất trên thế giới, một người nói lên những niềm tin mạnh mẽ. Sự thánh thiện của Ngài, ảnh hưởng của Ngài... có một tầm mức quan trọng khác thường trong việc cổ võ tự do. Tôi cảm phục những cố gắng của Ngài, những cố gắng luôn luôn được hướng dẫn bởi tinh thần hòa giải". Tổng thống nói tiếp: "Tại nước tôi, ÐTC (Holy Father) có một ảnh hưởng rất lớn lao, bởi vì Ngài là vị lãnh đạo Giáo hội công giáo, cũng là người bênh vực những ai không có tiếng nói...".

Lời của Tổng thống Bush chắc chắn không phải là những lời xã giao, nhưng là những lới nói lên bởi niềm xác tín, và công nhận sự thật hiển nhiên, như ông Bernard Balayn, tác giả Cuốn Tiểu sử,  đã quả quyết trên đây: là "trước mắt mọi người, có tín ngưỡng hay vô thần".

Tổng thống Bush là vị Thượng khách mới đây nhất đã đến viếng thăm  Ðức Gioan Phaolô II. Trước Tổng thống, trong gần 23 năm Triều Giáo Hoàng, ÐTC đã tiếp tất cả 1,300 nhân vật quan trọng trên thế giới: Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, Quốc trưởng, Thủ tướng, các Bộ trưởng, Giới Tôn giáo, Khoa học, Văn hóa, Nghệïï thuật... công giáo cũng như không công giáo. Các cuộc tiếp xúc này minh chứng rằng: Vị Lãnh đạo Giáo hội công giáo đóng một vai trò rất quan trọng trên thế giới và uy tín tinh thần của Ngài có một ảnh hưởng sâu rộng khắp nơi.


Back to Radio Veritas Asia Home Page