Báo chí bình luận về cuộc gặp gỡ
giữa ÐTC Gioan Phaolô II và Tổng Thống Bush
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Báo
chí bình luận về cuộc gặp gỡ giữa ÐTC Gioan Phaolô II và Tổng
Thống Bush.
Báo
chí xuất bản sáng thứ ba 24.7.2001 tại Roma và tại Italia, đều
lưu ý cách riêng đến cuộc gặp gỡ giữa ÐTC Gioan Phaolô II
và Tổng thống
George Walker Bush vào sáng thứ hai 23.7.2001, tại Castegandolfo.
Nhật
báo Corriere della sera, xuất bản tại Milano, để hình ÐTC và Tổng
Thống nắm tay nhau đang tiến vào phòng làm việc tại
Castelgandolfo để thảo luận riêng. Bên cạnh hình này, nhật báo
đề tít lớn: ÐTC nói với Tổng Thống Bush: Việc nghiên cứu
khoa học phải tôn trọng sự sống. Dưới tít này, có thêm lời
tựa nhỏ như sau: Ðức Gioan Phaolô II mời gọi Hoa kỳ dừng
lại những cuộc thí nghiệm trên bào thai.
Trong
bài xã thuyết, cũng nơi trang nhất, Tờ báo "Người đưa
tin chiều" đề
tít như sau: "Một con người của cái không". Tác giả bài
bình luận viết: Trong những thời kỳ chiến tranh lạnh, mỗi vị
Tổng thống Hoa kỳ, Ông Hoàng của thế quyền, cảm thấy sự
cần thiết tỏ lòng tôn trọng ÐTC, Ông Hoàng của thần quyền,
để rút kéo nơi ngài gương sáng và sự hướng dẫn, như chính
Bà Condoleezza Rice, Cố vấn An ninh của Tổng thống Bush đã nhận
xét trong dịp này. Tác giả viết tiếp:
Hôm qua (tức thứ hai 23.7.2001) Tổng Thống Bush Jr, đã làm
một cử chỉ khiêm tốn ít khi xẩy ra. Sau buổi tiếp kiến, nói
với giới báo chí, Tổng thống đã gọi ÐTC Gioan Phaolô II là
"một nhân vật khác thường", đã có một ảnh hưởng sâu
xa trên lương tâm và trên những chế độ chính trị của thế
giới này. Và Tổng thống phàn nàn vì không có đủ tài thơ
phú để biểu lộ đầy đủ ý nghĩa của biến cố
được hiện diện trước mặt ÐTC.
Tác
giả bài bình luận giải thích them như sau: Không những hình ảnh
của Ðức Karol Wojtyla, mà cả sứ điệp của ngài làm cho Tổng
thống Bush xúc động. Một đàng, ÐTC chỉ trích những quá mức
của việc toàn cầu hóa và, dù không nhắc đến tên rõ ràng,
chỉ trích cả án tử hình nữa.
Ðàng khác, một khía cạnh khác thường, một vấn đề
hoàn toàn mới mẻ phản chiếu nhiều lo lắng của ÐTC trước
những kỹ thuật mới về truyền sinh, có khả năng, ít ra trong
lý thuyết, tạo dựng con người và thay đổi con người, bằng
việc mở những viễn tượng phấn khởi và đồng thời cũng
gây lo lắng nhiều cho nhân loại.
Và chính trên khía cạnh này, chuyến viếng thăm của Tổng
Thống Bush là chuyến viếng thăm lịch sử, vì là chuyến viếng
thăm đầu tiên của một vị Tổng thống của thời đại về những
biên giới mới của Khoa Học. Một thời đại đem đến những
viễn tượng - có lẽ còn quá sớm để quả quyết - chữa lành
cách lạ lùng các chứng bệnh và những hệ thống sản xuất
có tính cách như những cuộc cách mạng. Ðứng trước những
khám phá này, ÐTC nhắc lại các vấn đề đạo đức luân lý,
bằng việc lên án cách riêng những thí nghiệm hay việc tạo
dựng bào thai con người, để thí nghiệm,
rồi hủy diệt bào thai đó đi. Tại Hoa kỳ, vấn đề này
gây nên những tranh luận rất gay go. Người ta nêu lên câu
hỏi này: việc phá hủy các bào thai tương đương với việc
phá thai hay không, và phải cho phép hay cấm hẳn việc phá hủy
các bào thai nầy.
Tác
giả bài bình
luận giải thích: Có thể Tổng thống sẽ không lắng nghe những
lo âu của ÐTC, không phải vì ông không muốn nghe, nhưng vì hiện
ông đang bị những áp lực mạnh mẽ trên bình diện chính trị
và kinh tế. Từ Italia trở về Washsington, Tổng thống Bush sẽ cứu
xét chấp nhận hay không chấp nhận việc cung cấp tài chánh
cho các thí nghiệm và nghiên cứu về vấn đề hóc búa này.
Bài
bình luận viết thêm như sau: Tổng thống Bush vốn là người
chống phá thai và hiện ông đang chờ đợi lá phiếu của người
công giáo Hoa kỳ (trong khóa bầu cử năm 2004). Nhưng tại Thượng
Viện người ta nghĩ rằng: ông sẽ ủng hộ những cuộc thí
nghiệm, nhưng với việc kiểm soát nghiêm nhặt.
Trong
cuộc gặp gỡ giới báo chí, Tổng thống bảo đảm sẽ quan tâm
nhiều đến những lời của ÐTC. Rồi ông nói thêm: Vấn đề
căn bản là phải làm sao vừa tôn trọng sự sống vừa quan
tâm đến những hứa hẹn của khoa học và những hy vọng cứu
sống con người đã bị kết
án, vì bị mắc những chứng bệnh hiện nay không thể chữa
được.
Các
Giám mục Hoa kỳ không chắc Tổng thống Bush đã quyết định từ
chối đề nghị của ÐTC, trước khi từ Washsington ra đi, nhưng ông
sẽ đình lại quyết định này, để như dấu hiệu của sự tôn
trọng đối với uy
tín tinh thần của ngài. Nhưng đã đến lúc thảo luận tại
Quốc hội về những kỹ thuật truyền sinh và về những vấn
đề luân lý, và khoa học, để làm luật và để cổ võ những
thỏa ước quốc tế. Từ nhiều năm, người ta vẫn cho rằng:
Khoa học tiến nhanh hơn xã hội dân sự và chính trị. Ðức
Wojtyla đã nói lên tiếng nói của ngài. Sớm muộn gì Tổng
Thống Bush cũng sẽ phải nói lên tiếng nói của ông. Nhưng
không phải là tiếng nói sau cùng.
Về những thí nghiệm trên bào thai: Trong bài phỏng vấn dành cho nhật báo công giáo "Tương Lai", Cha Richard John Neuhaus, nhà thần học, cố vấn của Tòa Nhà Trắng, quả quyết như sau: Về vấn đề thí nghiệm bào thai, sự ủng hộ của người công giáo giữ một vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử Tổng thống. Trong những ngày gần đây, Chính phủ Hoa kỳ sẽ quyết định cung cấp tài chánh hay không, cho các thí nghiệm.
Sau
đây là bài phỏng vấn Cha Richard John Neuhaus dành cho nhật báo:
Hỏi
- Thưa Cha, tại sao ÐTC lại đặt nặng vấn đề này?
Ðáp
- Bởi vì nếu Tổng thống bãi bỏ việc cấm cung cấp tài chánh,
thì đây là lần thứ nhất chính phủ cho phép chính thức
hủy diệt sự sống con người cho những mục tiêu khoa học.
Trong chiều hướng này việc thí nghiệm bào thai sẽ có một ý
nghĩa quan trọng lịch sử và sẽ gây những sự kình địch mãnh
liệt giữa phong trào "Ủng Hộ Sự Sống"
"Pro life" và phe đối lập.
Hỏi - Tổng thống Bush đang bị áp lực và cũng đang
nhận được những lời khuyên tương phản nhau cả trong nội
bộ Ðảng của Ông. Thí dụ Bà vợ Ông Reagan kêu gọi Tổng
Thống cung cấp tài chánh. Vậy
Cha có nghĩ rằng sẽ tìm ra một giải pháp dung hòa không?
Ðáp
- Theo sự hiểu biết của tôi về Tổng thống và về những xác
tín của ông, tôi hy vọng rằng ông giữ lại việc cấm cung cấp
tài chánh. Cần nhớ lại: việc cấm cung cấp tài chánh đã
có từ năm 1996; vì thế Tổng thống không nên thay đổi
đường lối chính trị của chính phủ, nhưng chỉ xác nhận lại
việc cấm này mà thôi. Nếu Ông nhường bước, thì hậu quả
sẽ rất tiêu cực, không những trên các người công giáo,
mà còn trên tất cả các người dân Hoa kỳ bị xáo động và
lo lắng về việc dùng con người như dụng cụ nghiên cứu, thí
nghiệm khoa học.
Hỏi - Vậy đây là một quyết định mang theo những
liên lụy chính trị, bởi vì Tổng thống đang tìm chiếm
đa số phiếu công giáo?
Ðáp
- Một quan sát viên đã nói: Tổng Thống John Kennedy là người
công giáo thuộc Bang Massachusetts, đã đến Texas để thanh minh rằng:
ông không theo chỉ thị của ÐTC. Trái lại Tổng thống Bush là
một tín hữu Methodiste (Tin Lành), đến Roma, để tỏ ra ông sẽ
lắng nghe ÐTC. Việc theo lập trường công giáo này đã có từ
lâu và đang đem lại những thành quả mong muốn. Nếu tiếp tục
như vậy, Tổng Thống Bush sẽ chiếm được đa số phiếu công
giáo; nhưng những thí nghiệm trên bào thai có thể là một yếu
tố quyết định. Tôi hơi ngạc nhiên vì Tổng thống đình lại
việc lựa chọn sau cuộc gặp gỡ với Ðức Gioan Phaolô II, bởi
vì nếu giữ
việc cấm cung cấp tài chánh, Tổng thống sẽ liều bị chỉ trích
là đã quá theo ÐTC; nếu bãi bỏ, sẽ bị chỉ trích là không
theo đủ. Dù sao tôi hy vọng Tổng thống sẽ có một quyết định
đúng.
Hỏi
- Cha nghĩ sao về thái độ của Tổng Thống đối với vấn đề
phá thai?
Ðáp
- Tôi đã góp công trong cuộc tuyên truyền tuyển cử của Tổng
thống. Theo chương trình, Tổng thống sẽ làm việc để xây dựng
một Quốc gia trong đó tất cả các trẻ em
và các trẻ em sẽ sinh ra được che chở bởi luật pháp
và được đón chào trong lúc ra đời. Ðể đảo lộn quyết
định Roe Wade, với quyết định này, Tối cao Pháp viện đã hợp
thức hóa việc phá thai, chỉ cần một hoặc hai phiếu hơn mà
thôi. Vì thế chúng tôi đã chuẩn bị đối phó với việc bổ
nhiệm các vị thẩm phán của Tòa án tối cao này.
Hỏi
- Và về án tử hình thì sao?
Ðáp
- Ða số người dân Hoa kỳ ủng hộ án này, dù theo các cuộc
thăm dò dân ý, nay có giảm bớt ít nhiều. Nhưng về vấn đề
này, khó có những thay đổi.
Hỏi - Sáng kiến của Tòa Nhà Trắng về cung cấp tài
chánh cho phong trào tự nguyện tôn giáo, Cha có hài lòng không?
Ðáp
- Luật đã được Hạ viện chấp thuận, nhưng không được như
ý muốn của Tổng thống. Ðiều quan trọng là đạo luật này
cũng phải được Thượng viện thông qua nữa, để vạch ra một
con đường mới.
Hỏi - Tổng thống nói rằng: ÐTC đã nói nhiều về
chính trị đối ngoại. Cha nghĩ sao về đường lối của Tổng thống
về các vấn đề Trung đông - Hỏa tiễn chống hỏa tiễn và
việc giúp đỡ các quốc gia nghèo nàn, đã dược thảo luận
trong Hội nghị thượng đỉnh G8 tại Genova?
Ðáp - Bức ảnh Mosaic của miền Trung đông trong lúc này bị tan tành thành nhiều mảnh, cần phải chờ đợi ít lâu mới có thể phê phán được - Về Hỏa tiễn chống hỏa tiễn, đang trong đối thoại với Nga và các đồng minh Châu Âu. Cái mà tôi thấy tích cực hơn cả, là việc Tổng Thống xích lại gần với vấn đề nghèo khổ. Ðiều này minh chứng rằng: Tổng thống đang nhận những giáo huấn của Thông điệp Centesimus Annus, như là của mình. Trong văn kiện này, ÐTC chủ trương rằng các người nghèo không phải nghèo, vì bị khai thác, nhưng vì họ bị loại ngoài vòng của việc sản xuất và của những trao đổi hàng hóa sản xuất. Ðối với tôi, xem ra nhóm G8 đang tìm cách chấm dứt việc loại trừ này.